Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Kiến thức chung về ung thư vòm họng

Hiện nay,bệnh ung thư vòm họng được xem là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ số người mắc phải cao và tốc độ ngày càng gia tăng. Hiểu biết các kiến thức về bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

kien-thuc-chung-ve-ung-thu-vom-hong-1

Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là một dạng ung thư xảy ra ở vòm họng, tức phần trên của họng, phía sau mũi. Đây là một dạng hiếm gặp của ung thư vùng đầu cổ.

Trong giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết vì chỉ có những dấu hiệu lâm sàng giống một số bệnh khác như cảm cúm, đau đầu…Theo thời gian, thông qua các mô, ung thư vòm họng có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể mà phổ biến nhất là di căn sang xương và phổi. Bệnh phát triển thành bốn giai đoạn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng có thể là các yếu tố sau:

  • Do di truyền:

Nghiên cứu cho thấy một số người mắc ung thư vòm họng có những đoạn gen giống nhau. Như vậy, nếu gia đình có người mắc ung thư vòm họng thì những người khác cùng huyết thống cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

hotline
  • Do sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa muối

Các thực phẩm lên men chứa muối như cà muối, dưa muối, cá, thịt muối khi ăn thường xuyên có thể gây ra ung thư vòm họng.

  • Do hút thuốc, uống rượu nhiều:

Việc hút thuốc và uống rượu thường xuyên làm ra tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn những người không hút thuốc và uống rượu nhiềuRượu bia, thuốc lá chính là những tác nhân hàng đầu gây ung thư

 

  • Nguyên nhân giới tính:

Giới tính là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh và phát triển ung thư vòm họng. Theo thống kê, tỉ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn hẳn nữ giới

  • Do độ tuổi:

Tuổi tác cũng gây ảnh hưởng tới khả năng phát sinh bệnh ung thư vòm họng. Độ tuổi từ 30 đến 55 là những độ tuổi có người mắc ung thư vòm họng nhiều nhất

  • Vi-rút:

Người ta tìm thấy vi-rút Epstein-Barr trong một số bệnh hiếm gặp trong đó có ung thư vòm họng.

  • Do môi trường bị ô nhiễm

Xem thêm chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng ung thư vòm họng của cô Phan Thị Thu Huyền

Dấu hiệu bị ung thư vòm họng

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng các bạn nên lưu ý.

  • Đau đầu: Người bệnh thường cảm thấy đau đầu âm ỉ.
  • Chảy máu cam: Một trong những triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu là chảy máu cam. Người bệnh thường khạc ra máu theo đường miệng nhưng thường chủ quan bỏ qua.

kien-thuc-chung-ve-ung-thu-vom-hong-3

Bạn nên thận trọng nếu có biểu hiện chảy máu cam không rõ nguyên nhân

  • Nghẹt mũi: Dấu hiệu này giống các bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang nên rất khó nhận biết, chỉ khi khối u to lên làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng, khó thở hơn thì người bệnh mới đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện bệnh.
  • Ù tai, nghe kém: Khối u vòm họng phát triển và xâm lấn khiến người bệnh thường cảm thấy ù tai, nghe kém, đau trong tai. Nhiều trường hợp u đè lên loa vòi nhĩ gây ra các triệu chứng điếc nhẹ.
  • Nổi hạch ở cổ, khó nuốt: Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch vùng cổ. Lúc này người bệnh thường thấy có các hạch nổi ở xung quanh cổ, ăn uống khó khăn hơn vì khó nuốt và có cảm giác mắc nghẹn.

kien-thuc-chung-ve-ung-thu-vom-hong-4

Nổi hạch ở cổ khiến bệnh nhân khó nuốt, khó thở

  • Hội chứng nội sọ: Ung thư vòm họng giai đoạn muộn thường gây ra hội chứng liên quan đến não bộ và các dây thần kinh sọ khiến người bệnh bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, nôn ói, chóng mặt,…

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm của các bệnh nhân vượt qua ung thư vòm họng

Thời gian ủ bệnh của bệnh ung thư vòm họng 

Giống như hầu hết các loại bệnh khác, ung thư vòm họng cũng có khoảng thời gian ủ bệnh, âm thầm phát triển trước khi có những biểu hiện bộc lộ rõ ràng. Chính vì thế, bệnh khá nguy hiểm vì khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và có tiến triển nặng.

Tùy theo sức đề kháng của mỗi người cũng như tùy thuộc vào thể trạng, thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng có thể là từ 3 đến 6 tháng. Cũng có người ủ bệnh trong hơn một năm thì mới bắt đầu thể hiện dấu hiện ra ngoài.

Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng 

Ung thư vòm họng phát triển thành 4 giai đoạn, càng về giai đoạn sau thì tiến triển bệnh càng nghiêm trọng và phần trăm chữa khỏi càng thấp hơn.

Ung thư vòm họng giai đoạn 1

Thông thường, ung thư vòm họng sẽ bắt đầu phát triển ở dây thanh âm sau đó tới hộp thoại. Trong giai đoạn đầu, khối u vòm họng có kích thước nhỏ chỉ khoảng dưới 2,5 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, khi khối u chưa lây lan đến các hạt bạch huyết, tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là 75%. Do đó mà bệnh nhân ung thư vòm họng không nên quá bi quan mà nên bình tĩnh chữa bệnh. Việc để tâm lý suy sụp sẽ khiến bệnh tình phát triển nặng nhanh hơn rất nhiều.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, khối u có thể đạt kích thước từ 5 đến 6cm song vẫn được xem là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 64%.

Ở giai đoạn 2 của bệnh, cơ hội phục hồi vẫn khá cao nếu ung thư vẫn còn ở trong vòm họng hoặc thanh quản và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết xung quanh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Tại giai đoạn này, kích thước khối u đã tăng lên và khối u bắt đầu lan sang các khu vực khác. Nếu kích thước khối u nhỏ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ mà chưa cần can thiệp bằng xạ trị hoặc hóa trị. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010 là 62%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của ung thư vòm họng khá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Trong giai đoạn này, khối u ung thư đã lan đến các bộ phận như môi, miệng và các hạch bạch huyết. Khối u thường có kích thước hơn 6cm, có khả năng bị xâm lấn và di căn nếu không được can thiệp. Tỷ lệ sống thêm 5 năm cho giai đoạn này là khoảng 38%, thấp hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác.

 

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều trường hợp ung thư vòm họng được chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát triển bệnh, cơ địa bệnh nhân có đáp ứng được liệu trình điều trị hay không,… Và điều quan trọng không thể thiếu trong điều trị ung thư đó là tinh thần lạc quan của người bệnh.

Đối với căn bệnh này, bệnh nhân được phát hiện và điều trị càng sớm thì tiên lượng sống càng cao. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Điều trị ung thư vòm họng

Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng như: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật nhưng phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả đó là xạ trị.

  • Xạ trị

Trong phương pháp xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ máy móc hiện đại để xác định chính xác vị trí khối u, sau đó chiếu tia xạ vào khối u và hạch cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia có phóng xạ mạnh như tia X để phá hủy những mô ung thư ác tính. Trong quá trình xạ trị, người bệnh được đặt nằm trên chiếc bàn phẳng đồng thời máy xạ sẽ di chuyển xung quanh và phát ra những tia xạ để tìm kiếm những vị trí mà tế bào ung thư đang ẩn nấp. Phương pháp này có hạn chế là khiến vùng da của bệnh nhân bị tổn thương, mẩn đỏ do chịu tác động của tia xạ có cường độ mạnh.

kien-thuc-chung-ve-ung-thu-vom-hong-5

Phương pháp xạ trị

  • Hóa trị

Hiện nay, phương pháp hóa trị được các bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng thuốc dạng viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch. Phương pháp này sẽ làm giảm sự đau đớn của bệnh nhân. Có thể kết hợp hóa trị với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư trong cơ thể.

  • Phẫu thuật

Trước đây nền y học chưa phát triển thì phương pháp này rất hiếm được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên kể từ  khi y học phát triển thì phẫu thuật không chỉ là phương pháp mang lại hiệu quả cao  mà còn có thể giúp loại bỏ được một số hạch di căn to ở vùng cổ ở các giai đoạn khu trú. Nhược điểm của phương pháp này là gây ra cảm giác rất đau đớn cho bệnh nhân và gây mất thẩm mỹ.

  • Phương pháp hỗ trợ điều trị

Các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đều có thể để lại các tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên lý của Đông y, có thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên, nhằm nâng cao hệ miễn dịch của bệnh nhân, hỗ trợ điều trị đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Ancan - khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa

Khám ung thư vòm họng ở đâu?

 Bệnh viện K

 Bệnh viện K là cơ sở đầu ngành về phòng chống và chữa trị bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Đây là nơi chữa trị ung thư vòm họng có kinh nghiệm và uy tín hàng đầu. Bệnh viện K có những giáo sư tiến sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại.

 Bệnh viện K gồm 3 cơ sở:

Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2143

Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

 Điện thoại: 0936 238 808

 Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

 Cơ sở 3: Số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

 Điện thoại: 0904 690 818

 Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

 Bệnh viện Chợ Rẫy- Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyên khoa khám Tai- Mũi- Họng của bệnh viện Chợ Rẫy được đánh giá là chuyên khoa hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực này. Ngoài ra,  bệnh viện còn nhận được sự tài trợ của chính phủ Áo nhằm xây dựng bệnh viện thành trung tâm chữa trị ung thư hàng đầu của cả nước. Các trang thiết bị hiện đại được Áo tài trợ sẽ nâng cao hiệu quả chữa trị ung thư cho bệnh nhân.

 Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh - Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh

 Điện thoại: 028 3855 4137

 Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai

 Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn với trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Các bác sĩ tại trung tâm đã phát triển kỹ thuật dao mổ gamma để điều trị ung thư di căn, mô, não…với năng lượng cao, chính xác, định vị ba chiều. Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa trị thành công bằng phương pháp này.

 Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: 024 3869 3781

 Giờ mở cửa: 06:00–07:00, 11:30–13:00, 16:30–21:00

 Bệnh viện Việt Đức

 Đây là một trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam. Với các giáo sư và bác sĩ có trình độ cao, ứng dụng những công nghệ hiện đại, bệnh viện có những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

 Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Điện thoại: 024 3825 3531

 Giờ mở cửa: mở cửa cả ngày

 Bệnh viện U Bướu Đà Nẵng

Hoạt động từ năm 2012, đây là bệnh viện chữa trị ung thư tốt nhất khu vực miền Trung. Bệnh viện có diện tích rộng lớn, trang thiết bị hiện đại  và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao.

 Địa chỉ: Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

 Điện thoại: 0236 3717 717

 Giờ mở cửa: Mở cả ngày

 Xét nghiệm ung thư vòm họng

 Khám lâm sàng khó mà phát hiện và kết luận các triệu chứng bệnh có phải ung thư vòm họng hay không. Các xét nghiệm cần phải làm để xác định ung thư vòm họng gồm có:

 

  • Nội soi NBI
  • Xét nghiệm sinh thiết
  • Chọc hút hạch
  • Chụp MRI
  • Xét nghiệm sinh hóa

Chi phí cho việc xét nghiệm ung thư vòm họng phụ thuộc vào nơi thực hiện, tình trạng bệnh và nhiều yếu tố khác. Thông thường chi phí vào khoảng từ 500,000 đồng.

Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó mà thực hiện các phương pháp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh là điều nên làm với tất cả mọi người. Cách phòng chống bệnh ung thư vòm họng chủ yếu phụ thuộc vào việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho khoa học và lành mạnh hơn.

Ung thư vòm họng nên ăn gì

Đối với những bệnh nhân ung thư, các thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể hỗ trợ trong việc điều trị ung thư vòm họng. Đối với người khỏe mạnh, việc lưu ý chế độ ăn uống cũng làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh.

Các thực phẩm bạn nên bổ sung là:

  • Tỏi:

Được biết đến như một loại thần dược rẻ tiền chữa được bách bệnh, tỏi có tác dụng chữa viêm nhiễm và kháng khuẩn rất tốt nên bạn nên bổ sung tỏi vào các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bạn có thể dùng tỏi khô ngâm rượu để uống hoặc dùng nước ép tỏi nước. Các món ăn kết hợp với tỏi cũng nên được sử dụng thường xuyên

  • Sử dụng các thực phẩm cung cấp Vitamin A và các khoáng chất có lợi như gấc, cà rốt, cam, đu đủ chín, nấm kim châm, củ sen, mướp, rau xanh cho bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt
  • Các loại quả như la hán, hạnh nhân, hồ đào, bách hợp,....
  • Người bệnh ung thư vòm họng nên tránh các loại thực phẩm muối chua như kim chi, cà muối, dưa muối, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích, hạn chế ăn các gia vị cay nóng.
  • Tránh ăn thực phẩm sống và các loại đồ đóng hộp sẵn.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm sạch, rau củ quả tươi
  • Giảm ăn đường, dầu mỡ
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...

 

Phòng chống ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng có thể được phòng chống bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh. Bạn nên thực hiện việc ăn uống đủ chất, thường xuyên bổ sung các chất có lợi cho cơ thể và các thực phẩm ngăn ngừa ung thư như tỏi, rau họ cải…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tránh xa hoặc hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá là cách tốt để giúp cơ thể không bị nhiễm các chất độc và giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh.

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm vì bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khả năng chữa lành rất cao.

Xem thêm:

>>> Lời chia sẻ của các bệnh nhân đã vượt qua ung thư vòm họng

>>> Video clip chia sẻ hành trình vượt qua khối u vòm họng của các bệnh nhân

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop