Tổng đài tư vấn
0812 903 903

U tuyến giáp bị vôi hóa

Vôi hoá là tình trạng có thể xảy ra ở rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt thường phổ biến ở tuyến giáp. Nguyên nhân và cách điều trị u tuyến giáp bị vôi hóa hiệu quả, hãy tham khảo ngay trong bài viết đây nhé. 

1. U tuyến giáp bị vôi hóa là gì

Vôi hoá là hiện tượng muối canxi dư thừa bị tích tụ lại trong các mô của cơ thể, thường là các mô mềm và khiến nó cứng lại. U tuyến giáp bị vôi hoá là tình trạng canxi lắng đọng tại các mô của tuyến giáp dẫn đến sự hình thành các nốt cứng trong cơ quan này.

Sự xuất hiện của các nốt vôi hoá làm đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp, và có thể là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến giáp dạng nhú cho người bệnh. Tuy nhiên hầu hết vôi hoá u tuyến giáp không có quá nhiều dấu hiệu có thể nhận biết qua mắt thường. Hầu hết những người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua xét nghiệm chẩn đoán từ bác sĩ mà thôi. 

2. Nguyên nhân u tuyến giáp bị vôi hóa

  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn chuyển hoá canxi: Tuyến giáp sử dụng iod được hấp thụ từ thức ăn để tạo ra hormon T3 và T4  kết hợp với hormon calcitonin điều chỉnh lượng canxi trong máu. Ba hóc môn này có vấn đề sẽ dẫn đến sự tích tụ và rối loạn chuyển hoá canxi. 
  • Di truyền: Những bệnh nhân có cha mẹ hoặc người thân cận huyết trong gia đình có tiền sử vôi hoá tuyến giáp thì cũng có nguy cơ mắc bệnh này khá cao. 
  • Bệnh tự miễn ảnh hưởng đến xương và mô liên kết
  • Viêm mãn tính

3. Cách kiểm tra u tuyến giáp bị vôi hóa

  • Chụp X-quang là phương pháp dùng sóng điện từ để chụp ảnh cơ quan tuyến giáp.   Bác sĩ có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường thông qua các hình ảnh sau khi chụp X-quang vùng tuyến giáp như xuất hiện các nốt cứng nhỏ hơn 1mm hoặc lớn hơn 1mm. Với các nốt cứng nhỏ thì có nguy cơ cao là người bệnh đã bị ung thư tuyến giáp có thể là ác tính. Các nốt cứng hơn 1mm có tiên lượng tốt hơn, thường là các u lành tính. Để xác nhận chính xác u lành hay ác tính, bác sĩ có thể xem xét chỉ định người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm chọc sinh tiết. 
  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được các chỉ số bất thường như nồng độ canxi máu tăng. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh u tuyến giáp vôi hoá không. 

 

4. Điều trị u tuyến giáp bị vôi hóa

 

hotline

Tuỳ vào tình trạng kích thước các nốt vôi hoá mà người bệnh được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.

 

  • U tuyến giáp lành tính thường được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị làm tan u. Tuy nhiên một số trường hợp các nốt vôi hoá có kích thước lớn có thể gây phình cổ, mất thẩm mỹ hoặc chèn ép một số cơ quan gần tuyến giáp thì sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u tuyến giáp
  • Các u tuyến ác tính được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kèm theo sử dụng xạ trị, hoá trị để điều trị dứt điểm và phòng ngừa sự di căn sang các cơ quan khác

 

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật u tuyến giáp vôi hoá thường phải sử dụng các loại thuốc uống thay thế hormon tuyến giáp đến suốt đời.

U tuyến giáp bị vôi hóa không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.



Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop