Để kịp thời can thiệp và giúp người bệnh ung thư tuyến giáp có thể kéo dài hơn sự sống thì các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp là giải pháp số 1 dành cho bệnh nhân. Vậy với căn bệnh này, nên sử dụng các phương pháp điều trị nào là hiệu quả?
Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp nói riêng, ung thư nói chung, muốn điều trị khỏi căn bệnh này thì người bệnh nên xác định đây là một quá trình lâu dài, cần có sự phối hợp điều trị giữa bác sĩ, người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, sự lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân dưới sự tư vấn của bác sĩ thì mỗi bệnh nhân sẽ có những lộ trình điều trị khác nhau cũng như phác đồ điều trị cũng sẽ khác nhau. Khi đưa ra quyết định kế hoạch điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ làm những thử nghiệm lâm sàng để lựa chọn các phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp với người bệnh trong tất cả các giai đoạn chữa bệnh.
Dưới đây là 5 phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến mà người bệnh có thể lựa chọn:
Là phương pháp giúp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u xung quanh vùng cổ. Thì đây là phương pháp điều trị chính cho hầu hết những người mắc ung thư tuyến giáp hiện nay. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước các khối u để đưa ra các lựa chọn phổ biến như:
Cắt bỏ một bên thùy chứa khối u tuyến giáp: Tuyến giáp là một bộ phận được tạo nên bởi 2 thùy phải và thùy trái. Phương pháp này sẽ giúp cắt bỏ bên thùy có chứa các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.
Kỹ thuật cắt bỏ phần lớn u tuyến giáp: Đây là loại phẫu thuật nhằm cắt bỏ hầu như toàn bộ tuyến giáp của người bệnh và chỉ để lại một phần nhỏ tuyến giáp.
Kỹ thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp: Kỹ thuật này được áp dụng để loại bỏ toàn bộ tuyến giáp của người bệnh bởi khi đó các hormone do tuyến giáp sản xuất sẽ được bổ sung qua đường tiêm hoặc đường uống.
Ngoài ra, còn có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật khác như: phẫu thuật nội soi tuyến giáp, phẫu thuật chuẩn, phẫu thuật bằng robot,...
Cũng như các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp khác, phương pháp phẫu thuật có thể mang đến những tổn thương của các tuyến hoặc cơ quan lân cận như: nhiễm trùng vết mổ hoặc tặng lượng canxi máu,... Không những thế, nếu như các dây thần kinh thanh quản này bị tổn thương thì có thể mất giọng vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Liệu pháp giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư còn sót lại sau khi tuyến giáp được cắt bỏ. Phương pháp này áp dụng hiệu quả sau khi người bệnh điều trị bằng phẫu thuật. Hormone thay thế được sử dụng là levothyroxine được bào chế dưới dạng viên nén và được chỉ định để sử dụng hàng ngày vào cùng một thời điểm. Việc thay thế hormone tuyến giáp này sẽ do các bác sĩ nội tiết đảm nhiệm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Đối với mỗi loại ung thư tuyến giáp, tuổi của người bệnh hay tình trạng sức khỏe hiện tại thì sẽ có số lượng và liều lượng hormone khác nhau. Các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi nồng độ hormone thông qua các xét nghiệm máu thường xuyên giúp điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng người bệnh.
Một số tác dụng phụ của phương pháp này là những tương tác khá xấu với các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng. Điều trị hormone cũng có thể khiến người bệnh mắc các triệu chứng về cường giáp như: tim đập nhanh, sụt cân, tiêu chảy,...
Tuyến giáp hấp thụ hầu hết lượng iod từ thực phẩm vào bên trong cơ thể. Đó là lý do phóng xạ iod có thể tìm và phá hủy các tế bào tuyến giáp mà không cần dùng đến phẫu thuật. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định dành cho những bệnh nhân mắc chứng ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tế bào hurhle và thể nhú. Ngoài ra những phương pháp này cũng được áp dụng điều trị cho những người bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã di căn đến các cơ quan khác và hạch bạch huyết.
Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phóng xạ i-ốt cũng có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn như: đau, dưng, nôn, viêm tuyến nước bọt, gây vô sinh,....
Ung thư tuyến giáp cũng giống như nhiều loại ung thư khác, cũng có thể sử dụng phương pháp xạ trị trong điều trị. Phương pháp này sử dụng tia X có mức năng lượng rất cao nhằm chiếu trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. Riêng đối với bệnh ung thư tuyến giáp, xạ trị được sử dụng trong một số các trường hợp nhất định, điển hình như ung thư giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư di căn đến các bộ phận khác quan trọng như thực quản hay khí quản. Xạ trị thường được tiến hành sau phẫu thuật và chỉ tập trung vào một vùng cụ thể và không được chỉ định đối với những người bệnh trẻ tuổi.
Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào diện tích điều trị và liều lượng. Một trong số đó có thể là đỏ da, buồn nôn, khó nói hoặc khó nuốt, mệt mỏi,... Tuy nhiên, sau khi kết thúc mỗi lần điều trị, các tác dụng phụ này sẽ tự nhiên mất đi.
Là một trong các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tương đối hiệu quả, hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua các cơ chế kìm hãm sự phát triển và phân chia. Tác dụng phụ của phương pháp này mà người bệnh nên biết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy, nhiễm trùng, rụng tóc,.... Cũng như phương pháp xạ trị, các tác dụng phụ này cũng sẽ dần mất đi sau khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc hóa trị.
Điều trị ung thư tuyến giáp là rất cần thiết vì nó có thể giúp người bệnh kéo dài sự sống, tuy nhiên không phải lúc nào phương pháp này cũng mang lại hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh đặc biệt là trường hợp bệnh đã di căn đến các bộ phận khác. Để phòng ngừa và giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh này với hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đúng giờ giấc, khoa học và đặc biệt nên sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh ung thư: Nutri Ancan Fucoidan vừa giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa hiệu quả mà còn làm giảm các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ ngăn ngừa di căn giúp người bệnh có thể kéo dài hơn sự sống.
*Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân