Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bướu đa nhân tuyến giáp: Những điều bạn cần phải biết

Bướu đa nhân tuyến giáp có thể tiến triển ác tính nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, những kiến thức về bệnh cần phải nắm rõ để phát hiện sớm, điều trị sớm.

 

Bướu đa nhân tuyến giáp sẽ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh tiến triển âm thầm nên gần như không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Cho đến khi những nhân giáp lớn, bạn có thể gặp phải những triệu chứng như: - Cảm giác cổ mình to hơn, sờ có khối u - Cảm giác nuốt nghẹn, khó thở hoặc khó nuốt - Suy tuyến cận giáp - Một số trường hợp, thừa thyroxin có thể gặp phải các triệu chứng của cường giáp như: giảm cân không lý do, tăng tiết mồ hôi, run tay, lo lắng bồi hồi không yên, nhịp tim nhanh hoặc không đều.

                                           

Đa phần người bệnh tuyến giáp phát hiện ra bệnh khi tình cờ đi khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bướu phát triển quá rõ rệt.

Tại sao bạn lại mắc bướu đa nhân tuyến giáp?

Sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp gây nên các u tuyến giáp. U tuyến giáp đa nhân bao gồm các tập hợp u lành tính, một số u tuyến giáp gây cường giáp, u nang tuyến giáp (do thoái hóa tuyến giáp) này này có thể chứa tế bào ung thư khi nang có chứa các phần mô đặc.

Viêm tuyến giáp mạn tính cũng là nguyên nhân gây nên đa nhân ở tuyến giáp, thường hay đi kèm với suy giáp. Thiếu iod hoặc rối loạn khác của tuyến giáp cũng là một nguyên nhân có thể kể đến. Một bướu nhân tuyến giáp ít có nguy cơ là ung thư. Tuy nhiên, nếu trong số đó có một nhân lớn và cứng hoặc gây đau thì đáng lo ngại hơn.

hotline

Bướu nhân tuyến giáp có thể gây nên những biến chứng nào?

Người có bướu đa nhân tuyến giáp có thể gặp phải những biến chứng như: - Gây khó nuốt hoặc khó thở: Các nhân phát triển đến một kích thước lớn hơn sẽ gây nên tình trạng chèn ép vào khí quản gây nên tình trạng khó thở, nuốt khó. - Gây cường giáp: Hormone tuyến giáp tăng dẫn đến cường giáp, gây giảm cân, sợ nóng và lo lắng, kích động, yếu cơ. - Gây các biến chứng tiềm ẩn như loạn nhịp tim, nhiễm độc giáp cấp (một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh).

                                   

Đa nhân tuyến giáp được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị sẽ được dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân người bệnh để bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể. 

1. Đối với bướu đa nhân lành tính

- Theo dõi: Bác sĩ sẽ khuyên bạn chỉ cần theo dõi nếu có một khối u tuyến giáp không ung thư. Theo dõi này bao gồm khám lâm sàng và kiểm tra chức năng tuyến giáp, siêu âm đều đặn theo định kỳ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần phải tiến hành sinh thiết tế bào nhân giáp nếu nhân phát triển lớn hơn. Người bệnh có thể không bao giờ cần điều trị nếu một khối u tuyến giáp lành tính không thay đổi.

- Điều trị hormone tuyến giáp: Nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp của người bệnh không đủ hormone sẽ được chỉ định phương pháp bổ sung hormone bằng đường uống.

- Phẫu thuật: Khi khối u phát triển quá lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của các bộ phận liên quan sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để giảm các biến chứng và nguy cơ cho người bệnh. Sau phẫu thuật người bệnh cần được bổ sung hormone tuyến giáp bổ sung và tiến hành sinh thiết tế bào loại bỏ ung thư tuyến giáp.

2. Đối với bướu đa nhân gây ra cường giáp

 - Iod phóng xạ: Sử dụng iod phóng xạ dạng lỏng hoặc viên nang. Phương pháp này giúp làm giảm kích thước, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng hai đến ba tháng.

- Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: Methimazole (Tapazole) có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp nhưng cần dùng lâu dài. Các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ bạch cầu hạt, tăng men gan.

- Phẫu thuật: Người bệnh có thể được phẫu thuật để loại bỏ các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức nếu không sử dụng phương pháp iot và dùng thuốc kháng giáp trạng. 

Lưu ý trong ăn uống cho người bệnh đa nhân tuyến giáp

Người bệnh bướu đa nhân tuyến giáp rất cần chú trọng đến vấn đề ăn uống vừa bổ sung dinh dưỡng lại tốt cho tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần chú ý đến những nhóm thực phẩm sau:

1.Bổ sung iot

Iot là một chất vô cùng quan trọng giúp sản sinh và điều hòa nội tiết tuyến giáp. Những người mắc bệnh tuyến giáp do thiếu iot cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa iot như muối ăn hàng ngày, rong biển, tảo biển,...

2. Bổ sung nhiều rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, rau diếp, rau cải xanh, bông cải,... giàu magiê và khoáng chất rất tốt cho việc trao đổi chất và hỗ trợ giảm các triệu chứng của người bệnh tuyến giáp như mệt mỏi, đau cơ, đánh trống ngực,... 

3. Bổ sung các loại hạt

Các loại hạt như: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí xanh, hạt dẻ,...là các loại hạt có chứa nhiều magiê, Vitamin B và E, protein thực vật tốt cho hoạt động của tuyến giáp. 

4. Bổ sung hải sản

Chứa nhiều khoáng chất và dinh dưỡng như iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen nên các loại hải sản như cá, tôm, hàu,... được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung trong khẩu phần ăn của người bệnh u tuyến giáp. Để có một tuyến giáp khỏe mạnh thì ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần trong khẩu phần ăn của bạn là tốt nhất.

5. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp đều không tốt cho sức khỏe của chúng ta đặc biệt với những người bệnh đa nhân tuyến giáp bởi chúng là những thực phẩm có hàm lượng calo rỗng cao, chứa nhiều chất béo đường và chất bảo quản có hại cho sức khỏe người bệnh.

6. Hạn chế những chế phẩm từ đậu nành

Đậu phụ, sữa đậu nành, giá đỗ,... nó làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp vì vậy nên ăn ít hoặc không nên các chế phẩm từ đậu nành khi cơ thể có khối u hay rối loạn tuyến giáp.

7. Hạn chế ăn nội tạng động vật

Trong nội tạng có rất nhiều axit lipoic, chúng có trong các loại tim, gan, cật, lòng,... hoạt động của tuyến giáp có thể bị phá vỡ do lượng axit béo này. Ngoài ra, Axit lipoic còn có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ hay tác dụng các loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

8. Hạn chế ăn nhiều chất xơ và đường

Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, tuy nhiên nó lại ngăn cản sự hấp thụ thuốc của cơ thể. Người bệnh tuyến giáp cần chú ý không nên ăn quá nhiều. Khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ giảm khả năng chuyển hóa đường thành năng lượng, dễ gây tăng cân. Do đó, hạn chế ăn đường và thực phẩm ngọt, nhất là các loại đường 

Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa của bạn để được tư vấn chi tiết về bệnh lý khi có những dấu hiệu đa nhân tuyến giáp. Sớm phát hiện, sớm điều trị để có tiên lượng bệnh tốt bạn nhé!

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop