Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày tốt sẽ góp phần giúp người bệnh tăng cường thêm sức khỏe thể lực và sức đề kháng, để có thể chống chọi được với các phương pháp điều trị khắc nghiệt và giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Ung thư dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay trong các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh được đánh giá khá khó chữa và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên khi bệnh được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh có thể được chữa khỏi.
Người bệnh ung thư dạ dày khác những bệnh ung thư khác đó là bao giờ cũng khó ăn hơn, người bệnh có thể ăn cho qua bữa và cảm giác lúc nào cũng thấy chán ăn, buồn nôn và không ngon miệng. Không những thế những lúc mệt mỏi họ còn thường xuyên cảm thấy khó chịu bởi chứng đầy bụng, khó tiêu, thỉnh thoảng còn xuất hiện các cơn đau đớn, buồn nôn khi có các khối u tác động vào bề mặt của dạ dày.
Còn đối với những trường hợp mới mổ ung thư dạ dày thì cần một lượng khoáng chất và vitamin đủ lớn để chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và làm tăng khả năng làm lành các vết thương ở bên trong. Còn nếu người bệnh có thể ăn uống qua đường miệng thì hãy bổ sung thêm bằng cách nấu các món súp hoặc canh xay nhuyễn rau củ quả để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Với những bệnh nhân ung thư dạ dày tình trạng di căn thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn này cũng cần lưu ý đặc biệt hơn như:
Các loại thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chuẩn sạch và lành.
Các công đoạn chế biến món ăn nên tham khảo thêm các bác sĩ hay chuyên gia, làm bảng khẩu phần ăn uống cho bệnh nhân ung thư dạ dày tránh trùng lặp các món ăn dẫn đến sự nhàm chán các món ăn trong một ngày hoặc trong một tuần.
Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày tốt nhất cần được duy trì đúng và hợp lý phần nào khẩu phần ăn để giảm bớt được khả năng các khối u phát triển và còn giúp kéo dài tuổi thọ hơn nữa cho người bệnh ung thư dạ dày.
Người bệnh ung thư dạ dày nên được ăn đúng bữa, một ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ, các món ăn cần nấu chín nhừ như súp, cháo, các món hầm, thức ăn phải mềm, đủ chất, dễ nhai và nuốt.
Những người bệnh ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều trứng, sữa, phomai và đối với calo có thể thêm nước thịt và các nước sốt thực phẩm. Ngoài ra, có thể làm tăng hàm lượng chất béo của thức ăn bằng cách thêm bơ, dầu để giúp người bệnh ung thư tránh được các triệu chứng như: bị giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp đột ngột, đánh trống ngực. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các chất canxi và sắt có trong bông cải xanh, trứng, bánh mì, sữa, bắp cải; cùng các loại vitamin D có trong dầu cá, bơ thực vật,...
Theo đó, các bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt như hạt lúa mạch, ngô, lúa mì, gạo và các loại củ như: sắn, khoai sọ, khoai lang, khoai tây,... Và cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều đường và rất gây hại cho cơ thể người bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, với các chất phụ gia, bảo quản được cho thêm vào bên trong thực phẩm cũng sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư, chính vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn các loại đồ ăn sẵn, các đồ ăn chế biến đóng hộp.
Từ lâu các loại rau củ quả tươi đã được biết đến là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giúp phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe thể chất cho người bệnh ung thư dạ dày.
Với bệnh ung thư dạ dày thì vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây các bệnh về dạ dày và ung thư dạ dày. Vì vậy biện pháp để kiềm chế vi khuẩn HP lây lan và phát triển là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra chất Isoflavone - đây là chất có trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP phát triển, nó có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư dạ dày hình thành và phát triển. Đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày thì nên tránh ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Tốt nhất là nên uống và ăn các loại đậu phụ tươi, luộc, hấp hoặc hầm để đảm bảo sức khỏe.
Nấm là nguồn thực phẩm vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Trong các loại nấm có rất nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư và kích hoạt các loại tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày rất tốt. Ngoài ra trong nấm còn chứa cả vitamin D và selen giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người. Việc thêm nấm vào thực đơn món ăn gia đình vừa phòng trị bệnh ung thư dạ dày vừa giúp người bệnh tăng cường dưỡng chất và sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Ngoài ra, về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày còn phải lưu ý như: thức ăn cần là các món ăn nấu mềm, cơm nát, cháo lỏng, ăn các đồ ăn nhạt như: bánh quy, bánh mì, các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín nhừ dằm nát cho dễ ăn; đặc biệt người bệnh nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước để bổ sung các vitamin, khoáng chất. Hơn hết, bạn có thể sử dụng sản phẩm Nutri Ancan, với thành phần từ các hạt ngũ cốc, cân bằng âm dương, tốt cho hệ miễn dịch
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày không khó để thực hiện chỉ cần chúng ta tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống hợp lý và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ điều trị để có những kiến thức cần thiết nhất về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày.