Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 thuộc một trong các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến giáp. Người bệnh ở giai đoạn này có thể điều trị khỏi bệnh hay không? Phương pháp điều trị nào hiệu quả và người bệnh có thể sống được bao lâu? Tất cả những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh này sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh xuất phát từ sự phát triển của các khối u ác tính của các tế bào nang giáp, theo đó từ 1 tế bào sẽ nhân lên thành nhiều tế bào theo cấp số nhân, dần dần hình thành nên khối u ác tính và bám vào tuyến giáp. Căn bệnh này thường không có triệu chứng và biểu hiện rõ ràng ở các giai đoạn sớm như giai đoạn 1 và 2. Chính vì vậy khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì bệnh đã chuyển nặng và rất khó để điều trị.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là giai đoạn thứ 2 trong 4 giai đoạn: 1, 2, 3 và 4 (giai đoạn cuối) của bệnh ung thư tuyến giáp. Biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này thường rất khác nhau ở hai nhóm đối tượng: người dưới 55 tuổi và người trên 55 tuổi.
Đối với những người bệnh dưới 55 tuổi: bước vào giai đoạn 2 của bệnh ung thư tuyến giáp: các khối u đã di chuyển và bắt đầu xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể như: gan, xương, Lympho,...
Đối với những người bệnh trên 55 tuổi: nếu thấy có thể xuất hiện các biểu hiện như: khối u nhỏ dưới 4cm nằm yên trong tuyến giáp hoặc khối u ác di căn tới hạch ở vùng cổ nhưng chưa đi tới các cơ quan hay bộ phận khác hoặc khối u lớn hơn 4cm nhưng chỉ nằm im không chuyển động, đồng thời bám vào tuyến giáp không có biểu hiện di căn thì bệnh có thể đã bước vào giai đoạn 2.
Là giai đoạn khối u tuyến giáp phát triển rất mạnh với các biểu hiện và triệu chứng rõ ràng, ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn còn trong trường hợp điều trị bệnh ở giai đoạn muộn hơn thì bệnh sẽ phát triển một cách nhanh chóng và để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật khối u tuyến giáp và xạ trị bằng I-131 đang là hai phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị cho người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2.
Là biện pháp phổ biến khi điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2, phương pháp phẫu thuật cắt khối u tuyến giáp được giới y học đánh giá cao, đó là lý do vì sao người bệnh mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 đa phần đều được chỉ định sử dụng biện pháp này. Các trường hợp bắt buộc phải dùng phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Người mắc ung thư tuyến giáp có độ tuổi trên 40.
Người bệnh từng tiếp xúc với các chất phóng xạ ở thời điểm trước khi bị bệnh.
Kích thước khối u lớn hơn 4cm.
Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu xâm lấn khi tồn tại nhiều khối u ác tính trong tuyến giáp.
Các khối u có dấu hiệu di căn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp tuổi quá cao, khối u quá to sẽ xâm lấn sang thực quản, bệnh nhân bị suy thận hoặc bị suy tim sẽ không thể thực hiện được phương pháp mổ này.
Quá trình phẫu thuật khối u ác tính tuyến giáp giai đoạn 2 sẽ được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành gây mê nội khí quản toàn thân cho người bệnh.
Bước 2: Tiếp đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường chữ u với đáy xuống ở khu vực cổ họng của bệnh nhân.
Bước 3: Tiếp đến bác sĩ sẽ bóc tách vạt da đến bờ dưới sụn giáp.
Bước 4: Khi tuyến giáp đã lộ ra, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.
Bước 5: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ toàn bộ thùy tuyến giáp nhằm loại bỏ các khối u ác tính hoàn toàn.
Đây là phương pháp được sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u, thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp xạ trị I-131. Xạ trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn 2 cũng giống như xạ trị các loại ung thư khác. Sử dụng các tia xạ trị có năng lượng lớn bắn phá các tế bào ung thư ác tính.
Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp xạ trị bằng Iod phóng xạ hay xạ trị bên ngoài. Đa số các bệnh nhân mắc ung thư phải bắt buộc xạ trị bằng Iod phóng xạ I-131.
Mục đích chính của phương pháp điều trị này là làm giảm khả năng các khối u tái phát trở lại. Đối với ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 thể nang và thể nhú sẽ hấp thụ phóng xạ từ máu, đồng thời ngăn chặn các khối u tuyến giáp phát triển hay tái phát lại sau mổ. Phương pháp I-131 thường được sử dụng với liều lượng cao.
Sau khi người bệnh được điều trị bằng phương pháp Iod phóng xạ, bệnh nhân được cách ly tuyệt đối từ 3 ngày đến 7 ngày, sau đó có thể về nhà để dưỡng bệnh. Theo đó bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với trẻ em và phụ nữ mang thai để tránh các tia phóng xạ không ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là những nhóm người có sức đề kháng kém và nhạy cảm. Chính vì vậy mà đối với bệnh nhân là trẻ em hay phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2.
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì người bệnh mắc ung thư tuyến giáp ở những giai đoạn sớm này sẽ thường có tiên lượng sống rất tốt đặc biệt nếu bệnh chưa lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn ung thư khu trú của người bệnh có thể lên đến hơn 90%.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: sức khỏe của bệnh nhân, loại ung thư tuyến giáp và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị. Chính vì vậy, việc càng phát hiện sớm bệnh thì tỷ lệ điều trị khỏi càng cao và ngược lại bệnh càng phát hiện muộn sẽ càng khó điều trị và tỷ lệ sống sẽ thấp hơn rất nhiều.
Để hạn chế các tác nhân gây ung thư tuyến giáp giai đoạn thứ 2 thì trước hết người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị triệt để nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn. Đồng thời trước, trong và sau điều trị nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, nên sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh ung thư: Mọi thông tin tư vấn ung thư tuyến giáp xin liên hệ: 0899181998 để được các chuyên gia tư vấn
*Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân