Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh u xơ tử cung có chữa được không?

“Bệnh u xơ tử cung có chữa được không” là mối quan tâm của rất nhiều bệnh ung u xơ tử cung mới phát hiện cũng như nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh khá phổ biến này. Để giải tỏa những lo lắng của các bệnh nhân, dưới đây chúng tôi xin được đưa ra một số tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn xung quanh những vấn đề nổi cộm gây nhiều thắc mắc nhất về căn bệnh này. 

1. U xơ tử cung là gì?

Câu hỏi được nhiều người tìm hiểu nhất về căn bệnh u xơ tử cung chính là “U xơ tử cung là gì?”. Hiểu được khái niệm về căn bệnh sẽ giúp người bệnh cùng gia đình có một cái nhìn rõ ràng hơn và không bị mông lung 

U xơ tử cung là khối u  nằm ở tử cung - dạ con của người phụ nữ và cũng là dạng u vùng chậu thường gặp nhất ở phụ nữ. Chúng là khối u lành tính xuất phát từ cơ trơn cơ tử cung. U xơ thường xuất hiện ở người trong tuổi sinh sản (thường là từ 30 - 50 tuổi), tần suất 12-25%, gây ra xuất huyết tử cung bất thường, đau và chèn ép vùng chậu, cũng có thể ảnh hưởng đến sinh sản như vô sinh hoặc các kết cục xấu của thai kỳ như sảy thai, thai nhi không phát triển, sinh non …

Các triệu chứng có thể gặp phải khi bị u xơ tử cung:

  • Xuất huyết tử cung: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Đặc trưng là cường kinh và rong kinh. Lưu ý, rong huyết và xuất huyết hậu mãn kinh không phải là đặc tính của u xơ, do đó nếu có cần tìm nguyên nhân khác. 

Cường kinh (lượng máu kinh quá nhiều khi hành kinh, thông thường là nhiều hơn 80ml máu) và rong kinh (hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày) có thể dẫn đến thiếu máu, giảm năng suất làm việc, gây nhiều khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Mức độ xuất huyết sẽ phụ thuộc và vị trí của khối u hơn là kích thước u xơ. 

U xơ dưới niêm mạc dù nhỏ nhưng cũng gây cường kinh nhiều. Cơ chế không rõ, nhưng có thể liên quan đến sự bất thường của mạch máu tử cung cả vi thể lẫn đại thể, cũng như làm suy yếu hệ thống cầm máu tại chỗ của nội mạc tử cung.

hotline
  • Chèn ép vùng chậu: 

U xơ có thể chèn ép bàng quang, gây kích thích đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết, u xơ mặt sau có thể chèn ép đại tràng gây táo bón. U xơ chèn ép niệu quản gây thận ứ nước hiếm gặp. Một số trường hợp u xơ rất to chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây ra tình trạng phù thũng và nguy cơ huyết khối.

  • Thống kinh (đau bụng kinh dữ dội) cũng là hiện tượng được ghi nhận ở nhiều phụ nữ bị u xơ tử cung.
  • Giao hợp đau: 

U xơ tử cung gây giao hợp đau là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên trong số những phụ nữ có u xơ tử cung và giao hợp đau thì u xơ ở mặt trước và đáy tử cung liên quan giao hợp đau nhiều hơn những vị trí khác. Kích thước và số lượng u xơ có vẻ không ảnh hưởng đến xuất độ và cường độ của giao hợp đau.

  • Xoắn và thoái hóa u xơ: 

Người bệnh có thể đau cấp tính do u xơ thoái hóa hoặc bị xoắn khối u xơ có cuống. Đau kèm sốt nhẹ, tăng bạch cầu, đau tử cung khi chạm và có thể có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc. Các triệu chứng này có thể tự giới hạn và đáp ứng với thuốc giảm đau non-steroid. Thoái hóa có thể chẩn đoán nhờ MRI cản quang, khối u xơ thoái hóa sẽ không tăng quang sau tiêm gadolinium. Nếu đau không đáp ứng và trở thành chỉ định phẫu thuật thì cần loại trừ những bệnh lý lạc nội mạc tử cung, sỏi tiết niệu hoặc bệnh lý ngoại khoa khác.

  • Cảm giác đau vùng bụng dưới.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản: U xơ tử cung dưới niêm mạc hoặc những u xơ tử cung trong cơ gây biến dạng lòng tử cung sẽ làm giảm khả năng thụ thai cũng như tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra có thể gây ảnh hưởng xấu kết cục của thai kỳ như nhau bong non, thai chậm tăng trưởng, sinh non...

2. Các loại u xơ tử cung

Vậy u xơ tử cung có những loại nào? 

U xơ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà u xơ tử cung được phân thành 4 loại chính sau:

  • U xơ trong cơ: u xơ phát triển bên trong lớp cơ tử cung. U có thể lan rộng vào trong làm biến dạng lòng tử cung hoặc phát triển ra ngoài lớp thanh mạc tử cung.
  • U xơ dưới niêm mạc: U xuất phát từ những tế bào cơ tử cung nằm ngay trên lớp niêm mạc tử cung. Các khối u loại này chia thành 3 tuýp, tuýp 0 toàn bộ u xơ nằm hoàn toàn trong lòng tử cung, tuýp 1 nhiều hơn 50% thể tích khối u nằm trong lòng tử cung, tuýp 2 ít hơn 50% thể tích khối u nằm trong lòng tử cung.
  • U xơ dưới thanh mạc: khối u xuất phát từ lớp cơ nằm sát thanh nhạc. U có thể có cuống hoặc nằm trong dây chằng rộng.
  • U xơ cổ tử cung: u xơ nằm chủ yếu ở cổ tử cung hơn là thân tử cung.

3. Điều trị u xơ tử cung tự nhiên

Với nhiều dạng khác nhau như vậy liệu bệnh u xơ tử cung có chữa được không?

U xơ tử cung thường phát triển chậm hoặc không phát triển. Trong nhiều trường hợp các u xơ tử cung sẽ tự co lại, đặc biệt là sau khi bị mãn kinh. Do đó u xơ tử cung có thể không cần điều trị nếu không bị làm phiền triệu chứng của bệnh như đau bụng, rối loạn kinh nguyệt...

Trong trường hợp bệnh xuất hiện các triệu chứng khó chịu hoặc xấu đi mà tình trạng bệnh không được cải thiện khi dùng thuốc thì u xơ tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật. 

Bên cạnh đó việc chăm sóc tại nhà thông qua thay đổi chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị bệnh tự nhiên có thể giúp cải thiện bệnh và giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra. Những phương pháp điều trị bệnh tự nhiên này có thể hoặc không thể giúp các triệu chứng u xơ thuyên giảm vì nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ tiến triển của bệnh. Lưu ý, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào dưới đây.

  • Giảm cân: Một nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung. Điều này xảy ra vì các tế bào mỡ tạo ra lượng estrogen cao. Do đó giảm cân có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm kích thước của u xơ.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp: 

Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn là một yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị u xơ tử cung. Dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số loại thực phẩm cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. 

Người bệnh nên tránh ăn quá nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ bị u xơ tử cung. Uống rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế và thực phẩm có đường có thể kích hoạt hoặc làm xấu đi u xơ. Do đó người bệnh nên tránh hoặc hạn chế ăn carbohydrate như gạo trắng, mì ống và bột mì, soda và đồ uống có đường khác, ngũ cốc đóng hộp, đồ nướng (bánh, bánh quy, bánh rán), khoai tây chiên, bánh quy. 

Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ chưa qua chế biến giúp kiềm chế sự thèm ăn, cân bằng nội tiết tố và ngăn ngừa tăng cân. Thực phẩm có màu sắc rực rỡ như trái cây và rau quả cũng giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung. 

  • Vitamin và chất bổ sung: 

Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn canxi, magiê và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của u xơ. 

Một số loại vitamin cũng có thể giúp giảm sự phát triển và kích thước của u xơ. Nghiên cứu xác nhận rằng nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung của bạn có thể tăng nếu bạn có lượng vitamin D và vitamin A thấp từ các nguồn động vật, chẳng hạn như sữa. 

Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này: vitamin B1, vitamin B6, vitamin E, magie, Axit béo omega-3. Bạn có thể tìm thấy các vitamin trong thực phẩm cũng như các viên uống bổ sung. Nếu bạn muốn bắt đầu kết hợp các chất bổ sung vào thói quen hàng ngày của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu.

  • Điều hòa huyết áp: 

Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy có thể có mối liên hệ giữa huyết áp cao và u xơ. Do đó, quản lý huyết áp của bạn để giúp giảm nguy cơ và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. 

Người bệnh nên chế thực phẩm có thêm muối hoặc natri, kiểm tra huyết áp và tập thể dục thường xuyên. 

  • Thảo dược: 

Các biện pháp thảo dược có thể giúp điều trị u xơ hoặc giảm các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tìm hiểu kỹ các loại thảo dược, công dụng và tác động của chúng trước khi sử dụng. 

  • Uống trà xanh: 

Chất bioflavonoid trong trà xanh - EGCG có thể giúp giảm kích thước và số lượng u xơ, làm giảm viêm và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Do đó sử dụng trà xanh có tác dụng rất tốt đối với người bị u xơ tử cung. 

4. Các phương pháp điều trị bệnh u xơ tử cung khác

Trong hầu hết các trường hợp, u xơ có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết, phẫu thuật hoặc phương pháp điều trị khác như thuốc giúp thu nhỏ u xơ hoặc giúp làm giảm triệu chứng. Phẫu thuật có thể liên quan đến việc loại bỏ chỉ u xơ hoặc toàn bộ tử cung của bệnh nhân.

Thuốc điều trị u xơ tử cung gồm có: 

  • Thuốc ngừa thai: 

Thuốc ngừa thai phối hợp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát triệu chứng cường kinh, rong kinh. Một biểu hiện thường thấy ở người bệnh u xơ tử cung. 

  • Dụng cụ tử cung (DCTC) chứa levonorgestrel có thể được dùng để làm giảm triệu chứng xuất huyết, giảm thể tích khối u và tăng Hct. Tuy nhiên, những trường hợp bị u xơ tử cung dưới niêm mạc mà có thể điều trị bằng nội soi buồng tử cung thì không được đặt DCTC chứa levonorgestrel.
  • Progestin: dạng uống, cấy que, tiêm đều có hiệu quả điều trị chứng xuất huyết, hỗ trợ điều trị triệu chứng của u xơ tử cung. 
  • GnRH đồng vận: 

GnRH đồng vận làm giảm rõ rệt thể tích khối u từ 35-60% sau 3 tháng điều trị. 

Sử dụng GnRH có thể có các tác dụng phụ do tình trạng thiếu hụt estrogen như nóng bừng, khô âm đạo, loãng xương (nếu dùng trên 12 tháng) làm giới hạn chỉ định của điều trị này. 

GnRH đồng vận chỉ dùng để điều trị trước phẫu thuật 3-6 tháng nhằm đủ thời gian bổ sung sắt, tăng Hct, giúp làm nhỏ khối u, làm thuận lợi hơn cho phẫu thuật.

GnRH đối vận có tác dụng lâm sàng giống GnRH đồng vận và có ưu điểm là tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên do không có chế phẩm có tác dụng kéo dài và phải tiêm mỗi ngày nên việc sử dụng GnRH đối vận cho chỉ định điều trị u xơ tử cung là khá hạn chế. 

Có thể thấy rằng, u xơ tử cung là bệnh lành tính và có thể chữa khỏi và kiểm soát được bằng phương pháp tự nhiên và áp dụng một số phương pháp điều trị y khoa. Mặc dù vậy khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây ra các tác dụng phụ khó lường. Bệnh u xơ tử cung có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm cũng như tuân thủ điều trị của người bệnh. 



Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop