Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi có chữa được không?

Ung thư tuyến giáp di căn phổi là giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là giai đoạn khi các tế bào ung thư đã lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể trong đó có phổi. Bệnh có biểu hiện phức tạp và điều trị khá khó khăn vì vậy người bệnh nên hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe trong giai đoạn này.

 

Ung thư tuyến giáp di căn phổi là bệnh gì?

 

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý nằm ở tuyến giáp, khi các tế bào tăng sinh bất thường gây nên những khó khăn trong quá trình giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện khi có sự phát triển và phân chia bất thường của các tế bào tuyến giáp. Đây là tuyến có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ dưới có chức năng điều hòa huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ và trọng lượng trong cơ thể. 

                                        

Ung thư tuyến giáp di căn phổi nằm trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến giáp. Khi này các tế bào ung thư đã lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả phổi. Bệnh lý này được các chuyên gia y tế đánh giá là khá phức tạp bởi bệnh này không chỉ giới hạn ở phổi mà còn ảnh hưởng đến các vị trí khối u di căn khác trong cơ thể.

 

Các triệu chứng điển hình của bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi

 

Mặc dù việc phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi rất khó khăn nhưng người bệnh có thể quan sát và căn cứ vào một số các triệu chứng điển hình của bệnh như:

hotline
  • Cơ thể bỗng nhiên xuất hiện các khối u dính chặt vào vùng cổ không di động, có kích thước lớn và ấn vào các khối u này có cảm giác đau đớn.

  • Người bệnh cảm thấy khó thở và khó nuốt trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp.

  • Khi nói chuyện thấy giọng nói bất thường: khò khè, nói không rõ tiếng.

  • Người bệnh có thể cảm thấy đau tức ở vùng ngực kèm sốt.

  • Đôi khi thấy ho ra máu và ho khan kéo dài.

  • Trong phổi bị tràn dịch.

  • Ngoài ra, còn một số các triệu chứng khác như: sút cân nhanh chóng, da xanh xao, tâm lý hoảng loạn, dễ cáu gắt, mệt mỏi,...

Bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi có chữa được không?

Trên thực tế khi bệnh nhân đã đến giai đoạn cuối của bệnh tức các tế bào ung thư đã di căn sang phổi hoặc thậm chí là di căn đến các bộ phận khác xa hơn phổi thì khả năng điều trị khỏi bệnh trong giai đoạn này là rất khó khăn. Cơ hội sống của người mắc bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi ở giai đoạn này rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu của bệnh. Mục đích điều trị chính cho người bệnh ở giai đoạn này là kiểm soát bệnh tránh trường hợp để khối u di căn với kích thước lớn hơn và di căn rộng hơn. Điều trị bệnh trong giai đoạn này cũng giúp bệnh nhân được giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như: đau đớn, khó nói, nuốt nghẹn, đau họng, tim đập nhanh, hồi hộp,...

 

Mặc dù có tiên lượng sống không cao bằng so với những giai đoạn đầu nhưng khi so sánh với các loại bệnh ung thư khác, người mắc ung thư tuyến giáp di căn phổi có cơ hội sống khả quan hơn rất nhiều. Theo số liệu ước tính, có đến 28% - 51% cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp trong giai đoạn này khi người bệnh được can thiệp kịp thời và điều trị tích cực. 

                     

Để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn phổi thì còn cần dựa vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, vị trí khối u, kích thước khối u, chi phí điều trị,... Tùy vào từng trường hợp cụ thể và mong muốn của bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như: phương pháp xạ trị I-ốt 131; phương pháp điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, nạo vét hạch ở cổ đôi khi cũng được áp dụng trong một vài trường hợp điều trị.

Trước khi bệnh nhân tiến hành phương pháp điều trị bằng I-131 các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh ngừng hormone tuyến giáp trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần, để quá trình điều trị xạ trị đạt hiệu quả tốt nhất. Cho đến khi chỉ số TSH đạt yêu cầu người bệnh được uống I-ốt 131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với Iod 131. Quá trình này giúp người bệnh ước tính được phần mô giáp cần tiêu diệt là bao nhiêu cũng như đánh giá được những tổn thương di căn xa ở các cơ quan khác và ở phổi. Bên cạnh đó, người bệnh còn được điều trị bằng phương pháp xạ trị, bằng việc sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc các liệu pháp gây ức chế các loại hormone tuyến giáp với mục đích làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư thể biệt hóa còn sót lại sau quá trình điều trị bằng phẫu thuật.

Người mắc ung thư tuyến giáp di căn phổi có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ung thư tuyến giáp di căn phổi hay còn gọi là K tuyến giáp di căn phổi, theo nghiên cứu trên những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp di căn xa thì có đến 84% các ca bệnh được phát hiện di căn đến phổi. Ở những giai đoạn sau, tỷ lệ sống của bệnh nhân sau 5 năm điều trị chỉ đạt từ 30% đến 50%. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, ung thư tuyến giáp di căn phổi ở giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong rất cao. Người bệnh có thể tử vong trong vòng vài tuần hoặc vài tháng ngay sau khi được chẩn đoán bệnh (trung bình người bệnh sẽ tử vong trong vòng 4 tháng đến 6 tháng) và rất khó để kéo dài sự sống đến 5 năm. 

 

Trên thực tế, các người bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi thường phải chịu những áp lực kể cả về tinh thần lẫn thể chất vì vậy người bệnh thường có xu hướng hoảng loạn, trầm cảm, cáu gắt hay buông xuôi khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, bên cạnh sự can thiệp về y tế người nhà bệnh nhân cần quan tâm đến bệnh nhân hơn, cố gắng động viên tinh thần và chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh sống lạc quan hơn mỗi ngày.

 

                                                                                               *Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop