Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Cách khắc phục các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị

Bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị thường gặp phải các tác dụng phụ như chán ăn, nôn, buồn nôn, rụng tóc, mất ngủ, sút cân, cơ thể suy nhược... Để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh sức khỏe sau hóa trị, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng.

Cách khắc phục các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị 1

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay

Sau đây là những biện pháp giúp bệnh nhân nhanh chóng vượt qua các triệu chứng khó chịu và hồi phục sức khỏe sau hóa trị.

  1. Đối với những bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn, nên: 

  • Thay vì ăn 3 bữa chính, mỗi ngày nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn đều đặn trong ngày.
  • Xây dựng trước thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày phù hợp với khẩu vị của người bệnh nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ protein và năng lượng.
  • Mang theo bữa ăn nhẹ để dễ dùng mọi lúc mọi nơi.
  • Hạn chế các đồ ăn nóng, nên để nguội bớt rồi ăn.
  • Nên bổ sung các món ăn mới, nhằm kích thích vị giác.
  1. Bệnh nhân thường bị nôn và buồn nôn, nên:

  • Ăn trước khi bước vào đợt hóa trị.
  • Tăng cường các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa thay cho các bữa chính với nhiều thức ăn khó tiêu.
  • Bổ sung nước thường xuyên, đều đặn trong ngày.
  • Súc miệng sạch sẽ trước và sau ăn, tránh những mùi vị khó chịu gây buồn nôn.
  • Ngồi thẳng người hoặc nằm dựa nhưng phần thân trên thẳng trong khoảng một tiếng sau ăn.
  • Tránh các thực phẩm cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, quá ngọt, thức ăn nặng mùi.
  • Không ăn hoặc uống quá nhanh, uống nước ngọt khi ăn, tránh nằm ngay sau khi ăn.
  1. Với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nên:

  • Uống các đồ uống có chất điện giải, ăn thêm chuối để bổ sung lượng muối và kali bị mất đi trong thời gian bị tiêu chảy.
  • Uống nhiều nước, nên uống nước để nguội. Đặc biệt nên uống một cốc nước sau khi đi chảy.
  • Không ăn các thức ăn từ sữa cho đến khi giảm bệnh.
  • Tránh các món nóng, cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
  • Không ăn các loại hạt mầm, đậu hoặc trái cây sấy. Không ăn các loại rau thuộc họ cải như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh. Tránh các đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, chứa cafein như cafe, trà, socola, đồ uống từ sữa.
  1. Khi bị táo bón

Táo bón là tình trạng rất phổ biến đối với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân đang hóa trị. Nguyên nhân thường do thiếu nước hoặc thiếu chất xơ trong quá trình ăn kiêng, ít vận động, do chịu những tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, các loại thuốc điều trị ung thư. Trong trường hợp này, nên:

  • Tăng lượng bổ sung chất xơ từ trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc, giúp nhuận tràng tốt hơn.

Cách khắc phục các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị 2

hotline
  • Uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày.
  • Nếu sức khỏe cho phép, bệnh nhân nên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng (nên tham khảo ý kiến của bác sĩ).
  1. Miệng bị khô, bệnh nhân cần có biện pháp chăm sóc miệng:

  • Súc miệng: Trộn nửa muỗng cà phê muối hoặc baking soda với một cốc nước, súc miệng thường xuyên từ 4-5 lần mỗi ngày.
  • Tránh dùng các nước súc miệng có chứa cồn, có vị cay.
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng.
  • Nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt.
  • Luôn mang nước theo mình và uống khi khát, khi miệng bị khô.
  • Tránh sử dụng đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường.
  • Nếu miệng khô, khó uống bằng cốc như bình thường, có thể sử dụng ống hút để uống dễ dàng hơn.
  1. Bị viêm loét miệng, đau miệng

Viêm loét miệng là tác dụng phụ thường gặp phải ở các bệnh nhân đang hóa xạ trị. Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng viêm, loét, chảy máu khiến ăn uống khó khăn. Bệnh nhân chú ý cần chăm sóc răng miệng cẩn thận đồng thời chọn các thức ăn phù hợp để làm thuyên giảm các triệu chứng.

Cách khắc phục các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị 3

Trong giai đoạn hóa trị, bệnh nhân thường có triệu chứng đau miệng, viêm loét miệng

  • Ăn thức ăn mềm, nhẹ, lỏng để hạn chế nhai và giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
  • Tránh thực phẩm có thành phần từ khoai tây hoặc cam.
  • Tránh các đồ ăn cứng, khô như bánh quy, bánh mỳ ổ,...
  • Tránh đồ ăn mặn, cay.
  • Tránh đồ ăn chứ nhiều axit như đồ muối chua, dấm...
  • Cố gắng tăng cường các thực phẩm bổ sung protein và calo cho cơ thể.
  1. Mất vị giác

Bệnh nhân đang điều trị bằng hóa trị thường gặp triệu chứng bị thay đổi vị giác, cảm giác vị đắng nhiều hơn, bỗng nhiên không thích một số loại đồ ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên:

  • Súc miệng với nước trước khi ăn.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ nhưng giàu năng lượng, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Ăn khi đói hơn là ăn theo bữa.
  • Ăn các trái cây thuộc họ cam quýt như cam, quýt, bưởi... (trừ khi bạn bị đau miệng).
  • Nếu cảm thấy có vị đắng khi ăn thịt heo, có thể thay thế bằng thịt gà, cá, trứng và phô mai.
  • Ăn bổ sung các loại rau chứ nhiều protein hư gluten, đậu hũ, đậu...
  1. Bạch cầu thấp

Bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng khi lượng bạch cầu thấp:

  • Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, không để rã đông ở nhiệt độ phòng.
  • Lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
  • Nấu thực phẩm ngay sau khi rã đông.
  • Bảo quản tất cả thức ăn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu và sử dụng trong vòng 24 giờ. Nên bảo quản riêng, không để gần các thực phẩm sống.
  • Giữ thức ăn nóng luôn nóng, thức ăn lạnh luôn lạnh.
  • Không sử dụng các trái cây bị dập, lên men, hư hỏng.
  • Sử dụng thực phẩm thịt, cá, trứng nấu chín, không ăn đồ chưa nấu chín, hoặc chín tái.
  • Tránh nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người có bệnh truyền nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân.

Ăn uống thông qua đường miệng là phương pháp được khuyến khích đối với tất cả bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, với các trường hợp bị ung thư đầu, cổ, thực quản hoặc dạ dày, bệnh nhân không thể hấp thụ đủ lượng thức ăn bằng miệng do biến chứng từ bệnh hoặc do quá trình điều trị ung thư. Trong trường hợp này, có thể bổ sung dinh dưỡng trực tiếp qua đường ruột (bằng ống) cho bệnh nhân.

Cách khắc phục các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị 4

Ngoài ra, để hạn chế các tác dụng phụ của phương pháp hóa trị, bệnh nhân có thể sử dụng Ancan – thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ các thảo dược quý như curcumin, hồ tiêu, linh chi, xạ đen, thông đỏ,... có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng các biện pháp hóa trị, xạ trị..., đồng thời ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.

Xem thêm video: Người đang xạ trị ung thư nên ăn gì?

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop