Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho bệnh nhân ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết để góp phần điều trị bệnh hiệu quả. Song song với các biện pháp điều trị ung thư, bệnh nhân cần bổ sung đa dạng thực phẩm như cá, rau, củ, trái cây, ăn ít thịt, dùng dầu thực vật, uống nhiều nước mỗi ngày và vận động, luyện tập để nâng cao sức đề kháng.

Theo các nhà khoa học, đa số bệnh nhân ung thư bị suy kiệt cơ thể do các tác dụng phụ của quá trình điều trị cùng với tâm lý bi quan, lo lắng của bệnh nhân hoặc do sự phát triển của khối u gây nên. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của bệnh nhân.

Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư là ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm với các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Cụ thể trong bữa ăn hàng ngày, nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  1. Ăn nhiều cá, rau củ quả, ít thịt

  • Bệnh nhân ung thư nên hạn chế ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Thay vào đó, có thể bổ sung chất đạm bằng cách ăn nhiều cá.
  • Cần ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Rau củ quả cung cấp nhiều vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Nên chọn các loại rau, trái cây tươi, sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, được bảo quản trong điều kiện lạnh để hạn chế làm mất vitamin trong quá trình bảo quản cũng như chế biến.

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho bệnh nhân ung thư 1

  • Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
  • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.
  1. Ưu tiên các dưỡng chất cần thiết gồm:

  • Chất đạm: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cho cơ thể, bệnh nhân cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn cần phải cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Nên ăn các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm, cá thay cho thịt đỏ (heo, bò,…).

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho bệnh nhân ung thư 2

hotline
  • Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể. Không những vậy, các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố có hại, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Chất béo (lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng axit béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
  1. Uống nhiều nước mỗi ngày

Trong thời gian mắc bệnh và điều trị, bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn, kết hợp bổ sung thêm các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi...

Phần lớn bệnh nhân đang hóa trị thường có cảm giác buồn nôn và nôn. Do đó, trong thời gian này, bệnh nhân nên ăn trước khi đói vì nếu đợi cơn đói đến sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn. Cần uống nhiều nước, uống chậm, nhiều lần trong ngày, mỗi ngày uống từ 8 đến 12 ly, có thể là nước đun sôi để nguội, nước ép rau, quả, sữa hoặc ăn bổ sung những thực phẩm chứa nhiều nước.

Chế độ ăn uống khoa học tốt cho bệnh nhân ung thư 3

Táo bón cũng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, ít vận động hoặc cũng có thể do chịu những tác động bởi liệu pháp điều trị.

Do vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị là điều cần thiết giúp giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân nên chịu khó vận động, hạn chế nằm nhiều một chỗ, để giúp cơ thể thoải mái, thư giãn, tránh suy nghĩ bi quan, tiêu cực để việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Xem thêm video: 4 loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop