Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của quá trình điều trị. Bệnh ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng cần phải có phương pháp điều trị phù hợp và chế độ dinh dưỡng khoa học.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu tại Việt Nam, căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng nguyên nhân tử vong đa phần đến từ cơ thể bị suy kiệt. Mà yếu tố gây nên cơ thể suy yếu của người bệnh chủ yếu đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Tình trạng suy kiệt có thể đến từ những phản ứng phụ của quá trình điều trị tâm lý do lo lắng, chán nản của người bệnh nhưng phần nhiều là do các khối u ác tính gây ra.
Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi nó giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và thể lực để chiến đấu với bệnh tật. Vậy người bệnh ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe thể chất?
Các loại đồ ăn nhạt: các đồ ăn mặn và muối khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân ung thư phổi trở nên xấu đi. Nó là nguy cơ hàng đầu khiến người bệnh ung thư phổi phát sinh thêm các chứng bệnh khác làm ảnh hưởng trong suốt quá trình điều trị bệnh như: bệnh thận, huyết áp,... gây cản trở đến suốt quá trình điều trị của bệnh nhân.
Rau xanh và trái cây rất phù hợp cho bệnh nhân ung thư phổi: rau xanh và trái cây giúp tăng cường các chất vitamin C,A, chất chống oxy hóa có thể chống lại các loại bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi. Trong các loại trái cây và rau xanh cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể người bệnh. Một số loại rau này có thể kể đến như: rau chân vịt, cải xoong, rau mùng tơi, rau bina, cải bắp, khoai lang, xu hào, quả lê, hành tây, cà rốt,...
Các loại thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sửa chữa các mô và tế bào hiệu quả. Chính vì vậy các loại protein cũng là một trong những thành phần chính tạo nên các kháng thể cho cơ thể người bệnh, giúp các vết thương mong chóng lành nhanh hơn, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại. Đặc biệt còn giúp người bệnh ung thư phổi nhanh chóng phục hồi hệ thống miễn dịch với các sản phẩm như: thực ăn đậu nành, đậu, các loại bơ hạt và các loại hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, phô mai hoặc sữa chua, trứng, các loại thịt nạc từ cá, gà,...
Với người bệnh ung thư phổi thì sữa và các chế phẩm từ sữa luôn đóng vị trí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi trong sữa hay các sản phẩm từ sữa chứa rất nhiều các dưỡng chất và canxi giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng sau những cơn đau đớn, mệt mỏi. Sữa là một trong những bữa phụ thiết yếu có lợi cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng.
Ngũ cốc nguyên hạt là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi: các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt rất giàu các loại vitamin E, B, D và khoáng chất, với hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người bệnh mà ngũ cốc nguyên hạt còn làm giảm chứng chán ăn, mệt mỏi và đặc biệt còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, ung thư và tim mạch. Các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt mà bạn có thể lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư phổi có thể kể đến như: quả óc chó, hạnh nhân, đậu xanh, hạt kê, hạt điều, hạt đậu đen, đậu nành, mè vừng, đậu phộng, yến mạch,...
Ăn các loại chất béo lành mạnh: trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi không thể thiếu các loại chất béo lành mạnh, các loại chất này có trong dầu hạt cải, dầu oliu, bơ, quả hạch,... đây là những nguồn chất béo thực vật an toàn giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi tốt hơn, đồng thời cải thiện trọng lượng của cơ thể người bệnh ung thư phổi.
Người bệnh ung thư phổi cũng cần uống nước trà xanh mỗi ngày: các chất polyphenols có trong trà xanh có tính năng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Một ấm trà xanh dùng cho mỗi buổi tối sẽ làm chậm một phần sự phát triển của các khối ung thư phổi, vì vậy uống trà xanh hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi rất tốt.
Bên cạnh các món ăn cần bổ sung hàng ngày thì người bệnh ung thư phổi cũng nên kiêng hoặc hạn chế tối đa các loại chất như: chất kích thích, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, rượu bia,... Trong đó, thuốc lá là một thủ phạm chính khiến cho bệnh ung thư phổi xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Không những thế, các loại rượu bia và các thực phẩm chứa chất kích thích cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển các khối ung thư phổi.
Các chất có độ ngọt và đường nên kiêng tối đa: ung thư rất thích “đường” bởi đường và các chất ngọt có khả năng nuôi dưỡng và làm cho tế bào ung thư ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các loại đồ ăn này có trong: nước soda, coca, pepsi, các loại nước ngọt đóng chai. Trong đó không ăn các loại mật kể cả là mật ong.
Các loại thịt hun khói và đồ nướng nên kiêng tuyệt đối: theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy phần thịt nướng hoặc thịt hun khói bị cháy khét có chứa nhiều chất có khả năng gây ung thư cao. Trong 0,9kg thịt nướng bị cháy khét thì có chứa hàm lượng amin dị vòng và hydrocarbon tương đương với hàm lượng một loại benzopyrene - có khả năng gây ung thư rất cao.
Các đồ ăn nhiều dầu mỡ cay nóng hay đồ hải sản: có thể gây ảnh hưởng đến cổ họng và phổi của bệnh nhân. Bởi các loại đồ ăn này thường khiến đờm trắng sản sinh ra nhiều, khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn.
Kiêng hoàn toàn các thực phẩm sinh đờm: đối với người bệnh ung thư phổi thì khi ho sẽ có rất nhiều đờm. Vì vậy nên tuyệt đối không uống nước lạnh cũng ra nên kiêng ăn các thực phẩm khiến có đờm như khoai lang, lạc vì sẽ gây ho nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi cho bệnh nhân hơn.
Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng thì người bệnh ung thư phổi nên sử dụng thêm các sản phẩm thực dưỡng, trong số đó phải kể đến NutriAncan. Để biết thêm thông tin chi tiết về bộ 3 sản phẩm này, bạn có thể liên hệ qua số hotline để được các chuyên gia tư vấn chi tiết: 0899.181.998.