Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Cô tổng phụ trách 13 năm "sống gấp" với khối u não

Đúng dịp cô Đặng Thị Kim Thi đang chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ, những cơn đau đầu, hoa mắt đến bất ngờ báo hiệu bạo bệnh.

Chiều hè năm 2007, cô Đặng Thị Kim Thi sắp xếp việc nhà rồi chạy qua xã bên dựng tiết mục văn nghệ cho chương trình tuyên truyền về bảo hiểm y tế. Làm tổng phụ trách đội nhiều năm, cứ ở đâu có hoạt động phong trào là cô nhiệt tình tham gia. Ở trường Trung học cơ sở Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, đồng nghiệp khen cô có sức khoẻ thanh niên không bì kịp vì năm nào cũng phát động phong trào văn nghệ, thể thao cho học sinh, đồng nghiệp.

"Nhìn mọi người múa hát, đầu tôi đau như có ai đánh mạnh vào, bóng áo đỏ, áo trắng mờ nhoè. Tôi cứ nghĩ mình bị say nắng nên vẫn cố làm đến ngày biểu diễn. Ai ngờ công diễn xong mình ngất đi", cô Thi nhớ lại.

Không nghĩ mình mang bệnh nặng, cô Thi đi khám tại bệnh viện huyện và được chẩn đoán bị rối loạn tuần hoàn não. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ mấy tuần không khỏi, có lúc cơn đau như ngất đi, cô cùng chồng ra Bệnh viện Bưu điện kiểm tra sức khoẻ.

Tại đây, cô Thi được các bác sĩ hướng dẫn chụp điện não và kết luận có khối u ở bán cầu đại não trái. Khi nghe bác sĩ khuyên: "Khối rộng 1cm, dài 2cm, có thể là u lành vì không có tế bào sống nhưng xung quanh viền sáng. Để khối u không phát triển, chị cần phẫu thuật", cô ngất đi.

Lúc đó, cô giáo ngoài 40 tuổi chỉ biết u não là bệnh nặng, chi phí chữa trị tốn kém lại có thể ra đi bất cứ lúc nào.

hotline

Tối ngày đầu tiên biết bệnh, chồng nén tiếng thở dài khuyên vợ bình tĩnh tìm hiểu cách chữa bệnh còn cô Thi chỉ nghĩ đến hai con trai đang học đại học, căn nhà cấp bốn định cuối năm sang sửa lại và mẹ già cần chăm sóc. Chỉ sau chục ngày, cô tổng phụ trách lúc nào cũng ăn to nói lớn giảm 10 kg, đi bộ còn chậm hơn cụ bà 80 tuổi nhà hàng xóm.

Làm bạn với bệnh viện

Nhờ chồng động viên "khối u lành nghĩa là còn hi vọng", cô Thi gượng dậy, thu xếp việc nhà, đến bệnh viện điều trị. Sau nhiều lần hội chẩn, bác sĩ quyết định không phẫu thuật mà thay bằng thuốc truyền trong một năm đầu. "Những cơn đau do tác dụng phụ của thuốc khiến tôi như chết đi sống lại. Có lúc nghĩ thôi chết đi cũng được. Tôi bi quan đến mức đi tìm người phụ nữ khác để chồng bầu bạn, thay tôi chăm sóc các con", cô Thi kể lại.

Song lời an ủi của chồng "Em nhất định không được bỏ cuộc" và những tin nhắn của con "Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ nhất thế giới", một lần nữa vực cô dậy. Qua một năm truyền thuốc, cô Thi chuyển sang uống thuốc theo đơn. Những cơn đau thuyên giảm rồi lại âm ỉ trở lại luôn nhắc nhở cô về cơn bạo bệnh.

Nhưng có lẽ nhờ bệnh tật, người phụ nữ đã qua tuổi tứ tuần trân quý sức khoẻ hơn. Trước đây, cô tham công tiếc việc, không quan tâm đến chế độ ăn uống. Từ ngày có khối u, cô làm quen với việc dậy sớm đi bộ, lên thực đơn khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ và thêm nhiều rau xanh. Học trò mỗi lần về thăm biếu vài thang thuốc nam uống để tăng sức khoẻ cũng là nguồn động viên để cô tổng phụ trách vui trở lại.

"Tôi đã có khoảng thời gian điều chỉnh lại nhịp sống, hiểu ra sức khoẻ quý giá đến thế nào", cô Thi khẳng định.

"Sống gấp" và trân quý mỗi ngày

Sau 5 năm kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cô Thi đã dần lui bệnh, cơn đau đầu chưa dứt hẳn nhưng khối u không phát triển. Cô chỉ băn khoăn mình không được dẻo dai như trước. Ngày đám cưới con trai, người mẹ không chăm lo được nhiều việc cũng không đủ sức đi đón con dâu mới về.

Tình cờ dịp cuối năm 2012, cô Thi được người hàng xóm giới thiệu thực phẩm hỗ trợ điều trị u bướu Ancan. Đọc giới thiệu, cô thấy sản phẩm phù hợp với những người đang hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật các khối u bướu như mình. Tại đây, Tiến sĩ, Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội trực tiếp tư vấn cho cô sử dụng sản phẩm để hỗ trợ, nâng cao sức khoẻ.

Cô Thi chia sẻ: "Ban đầu tôi chưa hiểu rõ về sản phẩm Ancan nên chỉ mua uống thử với suy nghĩ có bệnh vái tứ phương. Nhưng sau một tháng sử dụng sản phẩm, tôi thấy mình khoẻ ra, cơn đau đầu giảm dần. Sau vài tháng, tôi rất ít khi đau đầu trở lại, ăn uống cũng ngon miệng hơn, tôi nhận thấy rõ mình bắt đầu tăng cân. Thấy hợp thuốc, tôi sử dụng đến nay đã 8 năm, những cơn đau đầu giảm dần rồi mất hẳn".

Nhớ lại khoảng thời gian mới bị bệnh, cô Thi vẫn không quên được những suy nghĩ tiêu cực, bi quan đã khiến mình yếu đi nhanh chóng. Khối u không lớn bằng nỗi sợ hãi đã quật ngã cô tổng phụ trách đội năng nổ. Nhưng đi qua chặng đường 13 năm, cô Thi thấy mình khác đi nhiều: "Trước đây, tôi nóng tính, nghiêm khắc với học trò, quyết liệt trong công việc. Khi bị bệnh, tôi trầm xuống, sống bao dung hơn vì nghĩ mình không còn nhiều thời gian ở gần mọi người. Tôi cố gắng làm tốt mọi việc hết lòng, đến mức chồng tôi bảo: Em đang sống gấp đấy".

Mỗi ngày sống gấp của người phụ nữ đã bước sang tuổi 60 bắt đầu từ 4 giờ sáng. Cô đi bộ, tập thể dục rồi cùng chồng chăm sóc cháu nội, trồng những cây hoa trong vườn. Không dám nói trước đã hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng cô Thi trân trọng những ngày tháng khoẻ mạnh, được ở bên cạnh những người thân và nhìn lũ cháu nhỏ lớn lên.

Xem thêm video cô Đặng Thị Kim Thi chia sẻ về quá trình điều trị bệnh u não của mình

 

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop