Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân cũng như mức độ của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định cách thức thực hiện. Vậy ung thư tuyến giáp có nên mổ không? Thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!!!
Tuyến giáp là bộ phận nằm phía trước khí quản ở ngay trước cổ. Tuyến giáp tạo ra các hormone giúp điều chỉnh trao đổi chất của cơ thể. Việc tuyến giáp sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone đều dẫn đến bệnh lý, các trạng thái này được gọi là cường giáp, suy giáp.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính hình thành do tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường và không kiểm soát. Ung thư tuyến giáp hiện rất phổ biến, đứng thứ 11 trong tổng số các loại ung thư ở cả hai giới với hơn 567.000 ca mắc mới mỗi năm.
Ung thư tuyến giáp được chia thành 2 nhóm khác nhau xét về mặt tiên lượng và lâm sàng là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thường phát triển chậm, có tiên lượng tốt, khả năng hồi phục và chữa trị thành công cao. Còn ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa phát triển rất nhanh, tiên lượng xấu. Bệnh nhân thường được phát hiện khi khối u và hạch đã xâm lấn rộng, không cắt bỏ được, khả năng chữa trị thấp.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ rệt và điều này gây ra khó khăn trong phát hiện bệnh. Khi kích thước khối u ngày càng to, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như:
Có u cứng, giáp trạng và di chuyển khi bệnh nhân nuốt. Thường, khối u sẽ có kích thước lớn và cố định ở vùng cổ.
Giọng nói thay đổi, khàn đặc hơn bình thường.
Ở cổ xuất hiện một số hạch nhỏ, di chuyển cùng phía với khối u lớn.
Phần da ở cổ bị sùi, chảy máu.
Khi nuốt có cảm giác nghẹn và vướng ở cổ.
Khi khối u xâm lấn vào bên trong khí quản, bệnh nhân thường cảm thấy khó thở.
Khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình. Từ đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và chẩn đoán chính xác từng trường hợp ung thư tuyến giáp có nên mổ không?
Ung thư tuyến giáp có nên mổ không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm khi gặp phải căn bệnh ác tính này. Hiện nay, mổ u tuyến giáp được xem là biện pháp phổ biến và hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Mặc dù là ung thư nhưng ung thư tuyến giáp thường không nguy hiểm nhiều đến tính mạng của người bệnh, thời gian sống cũng rất cao nếu phát hiện sớm.
Phẫu thuật luôn được xem là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư tuyến giáp để xử lý khối u an toàn và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Phần lớn ung thư tuyến giáp đều được chỉ định phẫu thuật, bao gồm cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Việc cắt bỏ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới tính, kích thước khối u, số lượng nhân, yếu tố di truyền..Có những trường hợp cần phải mổ hai thì, thì thứ nhất để chẩn đoán bệnh còn thì thứ hai để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
Hiện nay, với những trường hợp bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể thực hiện mổ nội soi để tránh để lại sẹo ở vùng cổ.
Bên cạnh đó, việc phẫu thuật cũng có một số trường hợp chống chỉ định như:
Bệnh nhân tuổi quá cao, kích thước khối u đã quá to, xâm lấn đến khí quản và thực quản, không thể tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nghiêm trọng, sức khỏe yếu không thể tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản. Phẫu thuật sẽ vạch một đường ngang ở nếp cổ khoảng 10-15cm, sau đó cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo từng trường hợp và kết hợp nạo vét hạch nếu có.
Còn với phẫu thuật nội soi, bệnh nhân sẽ được tiến hành có đường nách với 3 đường rạch nhỏ có kích thước 1- 2cm.
Trước khi tiến hành mổ u tuyến giáp, bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ càng với những lưu ý sau:
Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế tối đa các hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là vùng tuyến giáp và cổ.
Bữa tối trước khi tiến hành mổ, bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn gì. Đảm bảo nhịn ăn 8 tiếng và nhịn uống nước 4 tiếng trước lúc mổ.
Ngày trước khi mổ, bệnh nhân nên ăn sáng và trưa nhẹ nhàng với các loại thực phẩm loãng, mềm, nhạt.
Trước khi mổ, bệnh nhân sẽ được kiểm tra huyết áp, mạch, nhịp thở kỹ càng để đảm bảo ca mổ diễn ra thuận lợi.
Đặc biệt, người bệnh cần chuẩn bị một tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu.
Bệnh nhân sau khi mổ sẽ được theo dõi một vài ngày ở bệnh viện, để giúp kiểm soát các triệu chứng và nhanh chóng phát hiện các biến chứng sau mổ. Sau khi xuất viện, người nhà cần chủ động theo dõi bệnh nhân thường xuyên, để kịp thời phát hiện những bất thường.
Thường sau mổ ung thư tuyến giáp, bệnh nhân rất dễ bị khàn tiếng. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy khó nói và rất mệt mỏi khi nói chuyện. Vì vậy, người nhà cần khuyên bệnh nhân không nên nói chuyện nhiều. Thường triệu chứng này sẽ hết trong vòng một vài tuần, nhưng nếu lâu hơn thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.
Sau mổ, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ cho thuốc hormone để bổ sung phòng ngừa suy giáp. Vì vậy, bệnh nhân cần uống đúng theo chỉ dẫn và khi có dấu hiệu suy giáp nặng thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Việc chăm sóc vết mổ là vô cùng quan trọng với bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân cần lưu ý một vài điều sau:
Không tắm hay bơi cho đến khi vết thương lành hẳn.
Nếu sưng đau kéo dài cần phải nhập viện ngay.
Nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần trước khi quay lại với cuộc sống thường ngày.
Nên nằm cao đầu để máu được lưu thông, tránh tình trạng phù vùng cổ.
Sau khi mổ ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần duy trì một lối sống lành mạnh để nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần lưu ý các điều sau:
Hạn chế vận động, nói nhiều.
Hạn chế chạm vào vết mổ
Không ăn đồ chua, cay, nóng.
Không hút thuốc lá, bia rượu.
Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Sau khi xuất viện, việc tái khám định kỳ theo yêu cần của bác sĩ là vô cùng quan trọng, để bác sĩ có thể đánh giá được:
Tình trạng vết mổ.
Đánh giá khả năng hồi phục của sức khỏe.
Điều chỉnh thuốc.
Xét nghiệm để kiểm tra kết quả phẫu thuật.
Tham vấn về kế hoạch điều trị tiếp theo.
TPCN Ancan Fucoidan 1500mg là sự kết hợp của 3 thành phần Fucoidan, Beta - Glucan, Cao Sâm Báo giúp hỗ trợ điều trị ung thư, phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau phẫu thuật, giảm tác hại của xạ trị và hóa trị, tăng cường miễn dịch cho người bệnh.
Với hàm lượng Fucoidan 1500mg cao nhất trên thị trường hiện nay, TPCN Ancan Fucoidan 1500mg được người bệnh và chuyên gia đánh giá rất cao.
Đối tượng sử dụng:
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
Người bệnh đang trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị.
Người mắc bệnh ung bướu.
Người suy giảm miễn dịch, cần tăng cường sức khỏe, đề kháng.
Liều dự phòng là 2 gói/ngày. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc đang trong, trước và sau quá trình hóa, xạ trị dùng 4 -6 gói/ngày, chia 2-3 lần uống. Người bệnh nên dùng trước bữa ăn 30p hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Bệnh nhân nên sử dụng liên tục 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những biện pháp giúp chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp bạn có thể tham khảo. Bài viết trên cũng đã giải đáp câu hỏi ung thư tuyến giáp có nên mổ không? Để biết rõ hơn về tình trạng và phương pháp điều trị của mình, bạn nên trực tiếp thăm khám cùng bác sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất.