Ung thư gan là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở giai đoạn cuối, ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này và tiến triển thành ung thư gan giai đoạn cuối trong thời gian rất nhanh. Chính điều đó đã khiến không ít người lo lắng rằng: Bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có lây không, có triệu chứng ra sao và sống được bao lâu?
Ung thư gan là một trong những bệnh lý ác tính, diễn biến thầm lặng và rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Bệnh nhân thường bỏ qua các dấu hiệu nhận biết thông thường của bệnh nên đa phần các trường hợp phát hiện bệnh đều ở những giai đoạn muộn hơn. Dẫn đến sự khó khăn trong quá trình điều trị và tăng tỷ lệ tử vong cao hơn.
Hiện nay, số lượng người bệnh mắc ung thư gan ngày càng trẻ hóa và gia tăng về số lượng. Không ít người đã hiểu sai về bệnh này và lo lắng rằng: “Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?”. Ung thư gan giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn 3 hay giai đoạn cuối (giai đoạn 4) đều không có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, không nên xa lánh, kỳ thị những người bệnh ung thư nói chung, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng.
Ung thư gan giai đoạn cuối là một hành trình dài được tạo nên từ các tác nhân gây hại cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây ra ung thư gan có thể xuất phát từ những thói quen, bia rượu, nhiễm độc do hóa chất độc hại, những người mắc viêm gan B, viêm gan C,... tiến triển thành xơ gan, ung thư gan và ung thư gan giai đoạn cuối.
Ung thư gan giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhân ung thư gan. Ở giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân thường rất yếu ớt, sụt cân bất thường, khó ăn, thậm chí là buồn nôn và chán ăn,.... Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối khả năng điều trị khỏi rất thấp và khả năng tử vong rất cao. Các phương pháp điều trị hầu như không mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn này.
Trên thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối vì lo sợ khả năng lây nhiễm của bệnh nhân mà hạn chế tiếp xúc, không uống chung, không ăn chung, không ngủ chung với người ung thư gan. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không có căn cứ. Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư gan các giai đoạn 1, 2, 3, 4 đều không có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Vì vậy, bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối cũng được xếp vào nhóm các bệnh lý không lây nhiễm.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối do nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C thì các chủng virus này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các con đường như: mẹ sang con; đường tình dục; đường máu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh ung thư gan nói chung và tiến triển thành ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng thì chúng ta nên chủ động đi thăm khám và kịp thời điều trị đúng lúc, ăn uống lành mạnh, tránh bia rượu thuốc lá,...
Khác với giai đoạn đầu, ung thư gan giai đoạn cuối rất dễ nhận biết bởi khi này, khối u đã lan sang các cơ quan khác của cơ thể, gây ra các tình trạng:
Mệt mỏi trong người: Người mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối sẽ bị sụt cân trầm trọng do chán ăn, buồn nôn. Dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Không làm những việc nặng nhưng lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Trong vòng một tháng có thể sụt từ 5kg đến 6kg.
Mắc chứng rối loạn tiêu hóa: Khi chức năng gan trong cơ thể suy giảm, hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình từ đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Gan phình to bất thường: gan to lên và người bệnh sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan, những khối u này báo hiệu quan trọng cho việc gan đã bị hỏng.
Cổ trướng và ga có màu vàng rơm kèm xanh xao.
Đường tiêu hóa dễ bị xuất huyết cũng là một trong những triệu chứng không nên bỏ qua về bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Ngoài câu hỏi: Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không thì có không ít người còn quan tâm đến việc điều trị cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Đối với bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thì không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi. Bởi ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư gan đã lan đến các cơ quan khác trong cơ thể như: mạch máu, tuyến tụy, xương, phổi, thận,... Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là điều trị và chăm sóc giảm nhẹ. Bác sĩ cũng như người nhà bệnh nhân sẽ cố gắng cải thiện tốt nhất chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối, giúp họ kéo dài tuổi thọ bằng cách kiểm soát các biến chứng gây bệnh và các cơn đau, kèm theo chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp người bệnh sống vui vẻ, thoải mái, lạc quan hơn trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời.
Theo các nghiên cứu cho thấy, người mắc ung thư giai đoạn cuối về bệnh gan rất khó có thể sống thọ trong thời gian vài năm. Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư gan giai đoạn này hầu như rất thấp, đại đa phần người bệnh chỉ sống được nhiều nhất là 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Thậm chí có người bệnh ung thư còn tử vong sau đó 1 tháng.
Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn thành ung thư gan giai đoạn cuối thì cách tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và thường xuyên khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm và kịp thời can thiệp. Bởi ung thư gan là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu. Vì vậy, chúng ta đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Hãy đi tầm soát ung thư gan sớm và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa bệnh như: Ancan Fucoidan; Ancan,... để tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh ung thư gan được tốt hơn.