Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Hỏi đáp: Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Vậy ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp bắt đầu trong tuyến giáp - một tuyến hình con bướm nằm ở cổ của bạn. Bệnh xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển ngoài tầm kiểm soát và lấn át các tế bào bình thường. Các tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác như phổi và xương nhưng vẫn dựa trên loại tế bào mà nó bắt đầu.

                    

Có 4 loại ung thư tuyến giáp chính có thể kể đến như:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: chiếm khoảng 85% các ca ung thư tuyến giáp, phát triển chậm nhưng u nhú thường lan đến các hạch bạch huyết ở cổ.

  • Ung thư tuyến giáp dạng nang hoặc tế bào Hurthle: chiếm khoảng 10% và không có xu hướng lây lan đến các hạch bạch huyết, nhưng có thể xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương.

  • Ung thư tuyến giáp thể tủy chiếm khoảng 3%, bắt đầu trong một nhóm các tế bào tuyến giáp được gọi là tế bào C. Tế bào C tạo ra calcitonin - hormone kiểm soát lượng canxi trong máu.

  • Ung thư tuyến giáp không tăng sinh: rất hiếm gặp, chỉ khoảng 1% số bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Nó thường lan nhanh vào cổ và các bộ phận khác của cơ thể và rất khó điều trị.

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?

Nhiều người bệnh khi mắc bệnh thường rất lo lắng, và quan tâm liệu ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không?Hiện nay, chưa có phương pháp hoặc phác đồ điều trị cụ thể nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp. Các phương thức điều trị chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn chặn ung thư tái phát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm khi các tế bào ung thư chưa di căn thì khả năng chữa trị thành công, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân rất cao.

hotline

 

Theo các bác sĩ, đối với bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp biệt hóa (ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp tế bào Hurthle) có tiên lượng sống khá tốt. Các phương pháp điều trị có thể giúp thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp kéo dài từ 5 đến 10 năm tùy thuộc vào loại ung thư:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ sống trên 5 năm đến 95%, sau 10 năm là 90%. 

  • Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tuyến giáp thể nang là 90%, sau 10 năm là 70%.

  • Ung thư tuyến giáp thể tủy có tiên lượng sống sau 5 năm là 90% và 86 % sau 10 năm. 

  • Ung thư tuyến giáp không tăng sinh có tiên lượng sống sau 5 năm rất thấp, còn khoảng 5%.

Những số liệu trên được thống kê đối với trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và không áp dụng cho trường hợp bệnh nhân cụ thể nào. Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không và tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ di căn của tế bào, khả năng tiếp nhận điều trị của bệnh nhân,...

 

Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp dựa vào giai đoạn bệnh:

  • Điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn I và II khi khối u vẫn nằm trong biểu mô tuyến giáp, chưa di căn thì tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 90%.

  • Ở giai đoạn III của bệnh, kích thước khối u lớn hơn 4cm, xâm lấn đến các hạch bạch huyết vùng cổ, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân còn khoảng 80%.

  • Vào thời kỳ cuối của ung thư tuyến giáp (giai đoạn IV) các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác, khối u phát triển lớn hơn 4cm thì tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất thấp, 20 - 30%.

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện bệnh, có biện pháp phòng ngừa và phác đồ điều trị thích hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào kích thước khối u và khối u ung thư đó đã di căn hay chưa. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ một phần tuyến giáp (cắt bỏ tiểu thùy) hoặc toàn bộ tuyến (cắt bỏ tuyến giáp). Bệnh nhân cũng có thể bị cắt bỏ các hạch bạch huyết ở gần đó hoặc vị trí mà tế bào ung thư đã di căn tới.

  • Liệu pháp iốt phóng xạ: Với liệu pháp phóng xạ , bạn nuốt một viên thuốc hoặc chất lỏng có chứa một lượng iốt phóng xạ cao hơn liều lượng được sử dụng trong quá trình chụp xạ trị bằng tia phóng xạ. Chất phóng xạ này giúp thu nhỏ và phá hủy tuyến giáp chứa các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này rất an toàn bởi tuyến giáp của bệnh nhân hấp thụ gần như tất cả các chất phóng xạ, các cơ quan khác trên cơ thể bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức tối thiểu.

  • Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không nếu điều trị bằng xạ trị: sử dụng năng lượng cao để chiếu vào các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và ngăn không cho chúng phát triển. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp xạ trị bên trong hoặc xạ trị bên ngoài. Xạ trị bên ngoài sử dụng các chùm năng lượng mạnh chiếu trực tiếp đến vị trí khối u qua da. Xạ trị bên trong (brachytherapy) là đặt các hạt/viên chứa chất phóng xạ vào bên trong hoặc xung quanh khối u.

  • Hóa trị: đây là phương pháp tiêm vào tĩnh mạch hoặc sử dụng thuốc uống để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ung thư phát triển và phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát. Phương pháp rất ít khi được thực hiện cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

  • Liệu pháp hormone: phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn việc giải phóng các hormone khiến các tế bào ung thư di căn hoặc tái phát.

  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: là phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein hoặc các biểu mô làm tăng sự phát triển và sống sót của tế bào ung thư tuyến giáp mà vẫn hạn chế làm tổn thương tế bào bình thường khác. 

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không khi tái phát? 

Ung thư tuyến giáp có khả năng tái phát cao, lên tới 30% sau khi điều trị. Nó có thể trở lại ở cùng một nơi (được gọi là tái phát cục bộ), gần đó (tái phát khu vực) hoặc ở một nơi khác (tái phát xa).

                 

Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp tái phát gồm các phương pháp điều trị được mô tả ở trên: phẫu thuật, liệu pháp iốt phóng xạ, liệu pháp nhắm mục tiêu, xạ trị, liệu pháp hormone và hóa trị. Bệnh nhân có thể được điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp một vài phương pháp với nhau để tiêu diệt tế bào ung thư với liều lượng, tần suất cao hơn.

  • Tái phát tại chỗ sau phẫu thuật: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

  • Trường hợp ung thư tuyến giáp ở thùy đối diện sau khi đã điều trị cắt bỏ 1 thùy, bệnh nhân sẽ phải loại bỏ phần tuyến giáp còn lại, có thể bác sĩ sẽ loại đi các hạch bạch huyết xung quanh.

  • Nếu ung thư tuyến giáp tái phát tại các hạch có ở hai bên cổ sau phẫu thuật cắt tuyến giáp: bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm giải phẫu hạch. Nếu tế bào ung thư đố có khả năng di căn thì sẽ phải loại bỏ toàn bộ các hạch bạch huyết.

  • Trường hợp sau khi bóc bỏ phần hạch vùng cổ, ung thư tuyến giáp vẫn tái phát tại hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật và iốt phóng xạ (100 miliCurie).

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không. Để việc điều trị ung thư tuyến giáp đạt hiệu quả tối ưu nhất, bệnh nhân nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống và tập luyện điều độ, tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ.

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop