Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng trong kết quả điều trị cuối cùng của bệnh nhân. Vậy làm sao để có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân ung thư. Tất cả sẽ được chuyên gia Ancan chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Ung thư là một bệnh mãn tính và nan y, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể con người, các cơ quan này sẽ khởi phát bệnh và nó có thể di căn đến các vị trí khác trong cơ thể con người. Tại đây nó sẽ gây ra một loạt các biến chứng cần thiết, trong đó có các tác động tiêu cực đến từ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư nếu không được xây dựng trên cơ sở khoa học, hợp lý.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư không đảm bảo sẽ ảnh hưởng ngược lại đến việc đáp ứng điều trị và cách thức điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi tình trạng sức khỏe, giúp ngăn ngừa các biến chứng và làm giảm thiểu các nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh ung thư.
Với các phương pháp điều trị như: xạ trị liệu, hóa trị liệu, phẫu thuật hay liệu pháp miễn dịch,... cũng có thể để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cũng là những tác nhân khiến người bệnh ung thư chán ăn, mệt mỏi, ăn ít hơn và gây ra tình trạng giảm cân của người bệnh. Vì vậy, mục tiêu dinh dưỡng ở đây chính là duy trì cân nặng một cách lý tưởng và áp dụng nó một cách hợp lý và lành mạnh từ đó cung cấp năng lượng cũng như giúp phục hồi và đảm bảo sức khỏe điều trị cho bệnh nhân.
Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều phương pháp điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau khi điều trị bệnh. Với mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân ung thư đồng thời giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn từ các phương pháp điều trị bệnh như: xạ trị, hóa trị hay phẫu thuật,...
Người bệnh ung thư để có một sức khỏe tốt cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo các nhóm chất như: chất bột đường - chất béo - khoáng chất và các vitamin. Một chế độ ăn nhiều rau, cá, ít thịt và uống nhiều nước kết hợp với các hoạt động vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể bệnh nhân ung thư hấp thu thêm các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và có thêm sức khỏe để chống lại bệnh ung thư.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần được xây dựng một cách khoa học và hợp lý. Bao gồm:
Chất đạm: đây là chất cần có trong bữa ăn của người bệnh ung thư. Bởi thịt sẽ cung cấp cho cơ thể các loại acid amin cần thiết. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, cần chú ý đến việc đa dạng và cân đối các loại chất acid amin như: các loại thịt gia cầm trắng, thịt lợn đỏ, thịt bò nhiều kẽm và sắt, cùng các loại tôm, cua, cá và hải sản đây là nguồn cung caaos chính các loại calci và acid amin cho cơ thể.
Các chất tinh bột: các loại hạt ngũ cốc như: hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo hay các loại củ như khoai lang, sắn, khoai tây,... cũng nên được bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. Ngoài ra cần tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn bởi nó sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể con người và đồng thời các thực phẩm này cũng chứa nhiều chất phụ gia, các chất bảo quản thực phẩm là những nhân tố góp phần gia tăng tỷ lệ ung thư.
Các chất béo cũng nên sử dụng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư: chất béo là chất có giá trị năng lượng cao, vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định, đặc biệt bên trong đó có hàm lượng acid béo không no chiếm tỷ lệ không quá 50% tổng năng lượng, tuy nhiên các chất này không nên ăn nhiều.
Rau củ quả là loại thực phẩm nên được sử dụng cho chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư: việc sử dụng các loại rau củ quả tươi sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản trong điều kiện lạnh sẽ hạn chế các loại vitamin trong quá trình chế biến và bảo quản các loại thực phẩm.
Đối với bệnh nhân ung thư, phần lớn trong số họ có cảm giác chán ăn, mất cảm giác thèm ăn và ngon miệng, kèm theo đó là các triệu chứng nôn, buồn nôn do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị để lại mà còn là do sức khỏe bị suy yếu khi không có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì vậy để giảm thiểu các triệu chứng này người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng khoa học với các lưu ý như sau:
Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ.
Ăn uống thành các bữa nhỏ nhiều lần trong một ngày và tăng cường ăn những thích ăn mà người bệnh yêu thích và không nên ăn quá nhiều chất béo và thịt đỏ, các loại nước sốt và gia vị trong bữa ăn.
Sau khi hóa trị liệu thành công thì người bệnh ung thư thường bị buồn nôn, chán ăn vì vậy cần uống nhiều nước khoáng khoảng 2 lít nước/ ngày và tránh ăn các loại thức ăn có nhiều mùi và dầu mỡ, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và một bữa thì không nên ăn quá no.
Còn nếu người bệnh ung thư xạ trị ở vùng cổ và đầu thì nên khám răng miệng tổng thể và ăn các loại thức ăn mềm nhiều nước, tránh ăn đồ cay nóng hay quá lạnh, thức ăn khó nhai nuốt, cứng; người bệnh ung thư cũng nên thường xuyên vệ sinh răng miệng và súc miệng 4 lần trong một ngày là tối thiểu.
Thường xuyên uống nhiều nước, uống đủ 2 lít nước / ngày và có thể uống nước lọc, nước ép trái cây và hạn chế tối đa các đồ uống có cồn.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư rất đơn giản chỉ cần bạn nhớ các loại thực phẩm nên ăn nhiều, ăn ít và uống đầy đủ nước. Tuy nhiên bạn cần phải tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chi tiết và kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng bệnh nhân ung thư khác nhau để góp phần mang đến kết quả điều trị cho bệnh nhân ung thư được tốt nhất.