Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư mùa dịch Covid 19

Với người ung thư, hệ miễn dịch thường kém hơn do vậy cần cẩn trọng trong công tác phòng ngừa dịch bệnh do virus. Ngoài hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hô hấp, đeo khẩu trang khi đến bệnh viện, chỗ đông người, rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong, sau quá trình điều trị giúp tăng cường thể lực, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh

Ăn đủ các nhóm chất

Cũng giống như người bình thường, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất. 

Đạm: Chất cung cấp các loại acid amin thiết yếu. Người bệnh ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Tôm, cua... cũng là nguồn cung cấp acid amin và vi chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, có chất phụ gia, gây nhiều tác hại cho cơ thể. 

Chất béo: Chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định. 

Rau quả: Gia đình chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến, sơ chế, bảo quản. 

hotline

Bổ sung nước

Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, người bệnh nên bổ sung 8-10 ly nước mỗi ngày. Gia đình nên chế biến thực phẩm dạng lỏng như súp, làm mềm thức ăn bằng nước dùng, nước sốt... 

Không nên ăn kiêng

Nhiều người quan niệm, ăn thịt, sữa sẽ không tốt vì nuôi tế bào ung thư, tuy nhiên thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh, người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn.

Trong phác đồ điều trị ung thư, liệu pháp dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh. Nếu tình trạng dinh dưỡng người bệnh không cải thiện thì bác sĩ không thực hiện phác đồ điều trị hoặc thất bại vì bệnh nhân không đủ sức chịu đựng các tác dụng phụ khi chữa trị.  

Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống, góp phần điều trị thành công. 

Hạn chế rượu bia, đồ uống có ga 

Người bệnh không dùng rượu, bia, nước ngọt đóng chai. Với thực phẩm, người bệnh cũng tránh các loại hải sản được nuôi gần nơi có chất thải công nghiệp, kiêng ăn thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.

Bệnh nhân không nên ăn dưa muối, giăm-bông, thịt ngâm, cà phê...  

Chia nhỏ bữa ăn 

Điều trị ung thư thường gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, lở miệng và thay đổi vị giác. Những tác dụng phụ này có thể gây khó khăn khi ăn hoặc uống. Để cải thiện khẩu vị ăn cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày. 

Nghỉ ngơi, vận động nhẹ

Gia đình nên khuyên người bệnh chú ý giấc ngủ, chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn để giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid 19 ngày càng phức tạp.. Để phòng bệnh, chuyên gia y tế khuyên người dân cần chú ý tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại: sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin, thể dục đều đặn.  Vì vậy bệnh nhân ung thư và người nhà cần lưu ý ăn đủ , cân bằng các dưỡng chất, vận động phù hợp để đáp ứng với các phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop