Xạ trị là dùng những hạt năng lượng cao hoặc sóng để tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau rát da.
Xạ trị còn được gọi là liệu pháp xạ, có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc thuốc. Xạ trị sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng phát triển và lây lan của chúng.
Các bác sĩ thực hiện cần được đào tạo chuyên về xạ trị để xác định đúng liều lượng bức xạ mà bệnh nhân có thể nhận, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp. Về cơ bản liều lượng tia xạ cần căn cứ vào từng ca cụ thể, thể trạng bệnh nhân, loại ung thư và vị trí khối u. Cần đưa tia xạ với liều lượng phù hợp tới vùng có khối u càng chính xác càng tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho những tế bào lành xung quanh.
“Khi nào tôi cần xạ trị” là câu hỏi phổ biến của nhiều bệnh nhân ung thư. Trên thực tế, xạ trị được áp dụng nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Cứu chữa hoặc giảm nhẹ.
Xạ trị cứu chữa được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ hy vọng phương pháp điều trị này (áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác) có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi lây lan, hoặc làm u co nhỏ lại rồi mổ lấy ra.
Xạ trị giảm nhẹ được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã lan ra sát cột sống, thực quản hoặc phổi.
Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, trong và xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.
Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ tới vùng khối u. Có 6 cách xạ ngoài:
– Xạ trị điều biến liều (IMRT) là dùng các chùm bức xạ được điều chỉnh đúng với hình dáng khối u để giảm thiểu tổn thương các mô lành xung quanh.
– Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT): Cần chụp ảnh khối u để lên kế hoạch và hướng điều trị riêng biệt.
– Xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT): Chụp ảnh khối u ba chiều, chiếu chùm bức xạ liều cao thẳng vào khối u, nhờ đó giảm đáng kể lượng bức xạ ảnh hưởng tới các tế bào khác.
– Xạ phẫu: Chiếu các chùm tia xạ tập trung từ nhiều hướng phát ra một liều xạ mạnh nhắm thẳng vào khu vực khối u.
– Xạ trị lập thể: Dựa vào hình ảnh chi tiết, lập kế hoạch điều trị bằng máy tính 3D và thiết lập chiến lược điều trị để đưa ra liều lượng chính xác nhất.
– Xạ trị bằng máy cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Thực hiện xạ trị cho người bệnh ung thư
Xạ trị trong sử dụng một dạng thức có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.
Xạ trị hệ thống: Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.
Để đảm bảo độ an toàn tối ưu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, các bác sĩxạ trị cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị chính để đưa ra phương thức xạ tốt nhất cho từng ca cụ thể. Mỗi phương án điều trị được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân, loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cũng như tiền sử bệnh của từng người.
Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm xa, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết… Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau.
Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miêng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…
Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị sẽ giảm dần và hết, như sau 3-6 tháng sau xạ trị sẽ hết sạm da, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết.
Bên cạnh đó, xạ trị cũng gây tổn thương hệ miễn dịch, dễ bị viêm nhiễm, sốt cao. hệ miễn dịch yếu cũng là điệu kiện thuận lợi để tế bào ung thư phát triển, tái phát sau điều trị. Do đó, để giảm tác dụng phụ do xạ trị như mệt mỏi, viêm nhiễm cũng như phòng ung bướu tái phát, cần hỗ trợ để nâng cao hệ miễn dịch đặc hiệu, nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Có nhiều phương pháp cải thiện thể trạng,.tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư trong đó chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thường xuyên được đề cập đến. Cùng với đó, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về tinh thần, suy kiệt về thể chất sau mỗi đợt xạ trị.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan là một trong những sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược quý như: Curcumin (tinh chất nghệ vàng), trà xanh, xạ đen, thông đỏ, linh chi, hồ tiêu tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tác dụng phụ do quá trình hóa- xạ trị gây ra, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng, phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả.
Sản phẩm Ancan đã được các cơ quan chức năng xác nhận công dụng hiệu quả cho những người trước và sau quá trình phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trên thực tế đã có không ít người u bướu, ung thư tìm lại được niềm vui sống khỏe nhờ các sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược trong đó có Ancan hiện đang được hàng nghìn người bị u bướu, ung thư tin dùng.
Xem thêm: