Phương pháp hóa trị là một trong những phương pháp điều trị phổ biến đối với hầu hết các loại ung thư hiện nay, đặc biệt khi ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn và di căn.
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư chính hiện nay
Hóa trị thường tác động chủ yếu trên tế bào ung thư, tuy nhiên nó cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành của cơ thể, gây nên các tác dụng phụ. Điều trị bằng hóa trị gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau nhưng thường gặp nhất các tác dụng phụ sau:
Các hóa chất chống ung thư có thể gây chết các tế bào máu ngoại biên: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; một dòng, hai dòng hoặc cả ba dòng tế bào máu, gây nên các bệnh lý sau:
Giảm bạch hạt độ IV (Khi Neutrophile dưới 500/mm3) kèm theo triệu chứng sốt: trong trường hợp này bệnh nhân cần cấp cứu kịp thời, cách ly bảo vệ, sử dụng kháng sinh mạnh, phổ rộng truyền tĩnh mạch như nhóm carbapenem, cefepime, piperacillin-tazobactam. Đồng thời, cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu cùng các biện pháp hỗ trợ khác giúp điều trị nhanh chóng tình trạng giảm bạch cầu hạt nguy hiểm (dưới 1000/mm3). Các loại thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt bao gồm cytarabine, topotecan, nhóm taxane (docetaxel, phác đồ TAC).
Nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng các thuốc gây giảm bạch cầu hạt trên, bác sĩ cần đặc biệt chú ý và theo dõi kỹ lưỡng. Sau mỗi đợt hóa trị, phải tiến hành kiểm tra máu của bệnh nhân trong khoảng 10-14 ngày để xác định mức độ giảm bạch cầu. Bác sĩ cần nhắc nhở bệnh nhân tái khám khi có biểu hiện sốt trên 38,5°C, hoặc lạnh run, cơ thể thấy khó chịu bất thường. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nên cân nhắc giảm liều lượng, đổi thuốc hoặc phác đồ điều trị khác cho bệnh nhân.
Đây là tác dụng phụ của hóa trị ung thư thường gặp ở hầu hết bệnh nhân. Hóa trị có thể khiến bệnh nhân bị suy nhược, khó thở, chán ăn, mệt mỏi. Tình trạng này thường biểu hiện nặng hơn ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật hay xạ trị trước đó.
Triệu chứng này thường liên quan đến các tình trạng thực thể của người bệnh như nhiễm trùng, thiếu máu, trầm cảm và đau đớn. Do đó, nên xác định có các tình trạng này không, nếu có cần điều trị thích hợp và kịp thời.
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp ở hầu hết bệnh nhân hóa trị ung thư
Bệnh nhân nên phòng ngừa trước khi nôn, vì khi đã nôn rồi thì rất khó để kiểm soát triệu chứng.
Các loại thuốc chống ung thư thường tác động dựa trên cơ chế gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản và tăng trưởng nhanh bởi đây chính là những đặc trưng của tế bào ung thư. Do đó, hóa trị cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào có mức độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, bao gồm tế bào biểu bì, phần phụ của da như móng, nang lông,... gây rụng tóc, rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.
Bệnh nhân thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị
Rụng tóc gây ảnh hưởng về mặt tâm lý của bệnh nhân, nhất là đối với bệnh nhân nữ, gây tâm lý tự ti về ngoại hình của mình. Tình trạng này có thể hồi phục sau khi kết thúc quá trình hóa trị. Bác sĩ cần tư vấn, trấn an tâm lý cho bệnh nhân về tác dụng phụ này để bệnh nhân an tâm điều trị.
Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân kết hợp cả hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc. Biểu hiện này thường khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, khó ăn uống.
Để hạn chế biểu hiện trên, bệnh nhân lưu ý luôn giữ vệ sinh răng miệng, thường xuyên uống nước để cung cấp nước cho cơ thể và làm ẩm miệng. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các thức ăn mềm như súp, cháo, trứng, bổ sung thêm sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, uống nước chanh. Trong thời gian hóa trị, người bệnh thường có cảm giác chán ăn. Do đó những thực phẩm trên sẽ giúp dễ ăn hơn và tránh hiện tượng đi ngoài.
Các biểu hiện từ nhẹ đến nặng gồm tê bì, có cảm như kim chích và mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu ngón tay, ngón chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây lan đến các phần còn lại của các chi.
Tác dụng phụ này xảy ra khi bệnh nhân điều trị bằng nhóm fluoropyrimidine, nhóm anthracycline, trastuzumab.
Khi chỉ định bệnh nhân sử dụng các thuốc trên, bác sĩ cần hỏi kỹ bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch không, và tiến hành khám lâm sàng tim mạch, siêu âm tim trước khi điều trị. Đồng thời theo dõi sát sao chức năng tim mạch của người bệnh trong quá trình điều trị. Trong trường hợp xảy ra các biến cố tim mạch, tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ cân nhắc nên giảm liều, tạm ngưng hoặc ngừng hẳn các thuốc trên.
Phương pháp hóa trị ung thư gây nên rất nhiều tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị không phải do khối u mà do sức khỏe kém, không thể chịu đựng được những tác dụng phụ đó. Do đó, để điều trị ung thư hiệu quả, cần có biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại của quá trình hóa trị.
Ancan – giúp đào thải độc tố, khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa đồng thời giúp bảo vệ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, hạn chế các triệu chứng mệt mỏi, sút cân, rối loạn tiêu hóa,...
Xem thêm video: Những điều cần biết về hóa trị ung thư