Ung thư dạ dày giai đoạn cuối xảy ra khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn từ dạ dày đến các cơ quan lân cận khác. Các cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối không giúp người bệnh khỏi hoàn toàn mà chỉ giúp họ giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống.
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 khó điều trị hơn ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp rất nhiều khó khăn bởi các tế bào ung thư lúc này đã bắt đầu lan rộng đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận. Bệnh trong giai đoạn này thường không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu của các phương pháp chữa trị lúc này nhằm kéo dài thời gian sống, hạn chế các triệu chứng và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Bên cạnh thắc mắc về các cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới tiên lượng sống của họ khi được chẩn đoán bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân như tuổi tác, phương pháp chữa trị, mức độ di căn của ung thư và mỗi người sẽ có một cách phản ứng khác nhau với phương thức điều trị của họ.
Theo các số liệu nghiên cứu của SEER thì tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày trung bình là 31,5%. Khi bệnh diễn tiến tới giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm của họ là rất thấp, chỉ còn khoảng 5,3%. Tuy nhiên đây chỉ là con số thống kê mang tính ước lệ, không thể áp dụng cho mỗi người bệnh nên nó chỉ có tính chất tham khảo.
Liệu pháp laser được sử dụng để tiêu diệt khối u trong dạ dày, cầm máu hoặc giảm bớt tắc nghẽn trong dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài và linh hoạt (ống nội soi) đưa qua miệng xuống cổ họng vào dạ dày để chiếu chùm tia laser. Trong khi đó, stent (các ống rỗng) được đặt giữa dạ dày, thực quản và ruột non của người bệnh có thể giúp cho thức ăn đi qua dễ dàng mà ko bị cản trở bởi khối u.
Hoá trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư (gây độc cho tế bào) để loại bỏ các tế bào ung thư hoàn toàn khi chúng đã bắt đầu di căn từ dạ dày đến các bộ phận khác trên cơ thể. Các loại thuốc hoá trị sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh giai đoạn cuối bằng cách tiêm tĩnh mạch ở cánh tay.
Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối này sử dụng sóng năng lượng cao tương tự như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Các tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng nhẹ trên da, khó chịu ở dạ dày và đi tiêu phân lỏng. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị xong.
Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự phát triển của ung thư. Chúng hoạt động bằng cách 'nhắm mục tiêu' những điểm khác biệt giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Phương pháp này thường được dùng để điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn di căn.
Tế bào ung thư có những thay đổi trong gen (DNA) khiến chúng khác với tế bào bình thường. Những thay đổi này có nghĩa là chúng hành xử khác nhau. Tế bào ung thư có thể phát triển nhanh hơn tế bào bình thường và đôi khi lây lan. Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu hoạt động bằng cách 'nhắm mục tiêu' những điểm khác biệt mà tế bào ung thư có.
Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối này giúp ngăn chặn các tế bào ung thư đang phát triển, khuyến khích hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư lây lan từ các mạch máu phát triển.
Bên cạnh chú trọng đến các cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng trước, trong và sau khi điều trị ung thư dạ dày có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn, duy trì sức lực và tăng tốc độ phục hồi. Đặc biệt, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo cơ thể nhận được đủ lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng khác. Từ đó giúp người bệnh đủ sức khỏe để tiếp nhận điều trị và giảm tác dụng phụ của các phương pháp này.
Tăng cường thực phẩm giàu protein giúp tăng miễn dịch để phục hồi cơ thể nhanh chóng hơn như: thịt nạc (thịt gà, cá, gà tây,...), trứng, sản phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát,...), các loại hạt, bơ hạt, đậu, thực phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ,...),...
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như cháo bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên hạt,... giúp cung cấp chất xơ, carbohydrate cho người bệnh.
Ăn nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày để có đủ chất chống oxy hóa chống lại ung thư.
Chọn nguồn chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, quả hạch, các loại hạt thay vì đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước cho cơ thể.
Các cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh, làm chậm lại sự lây lan và di căn của tế bào ung thư. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải giữ cho mình tinh thần lạc quan, duy trì thói quen sống lành mạnh và khoa học. Có như vậy thì mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.