Số ca mắc ung thư vòm họng ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Các phương pháp điều trị đã mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh hiện nay khá cao. Vậy nguyên nhân tái phát bệnh do đâu?
Hiện nay, bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Bệnh ung thư vòm họng thường được điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên khi điều trị khỏi, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát cao.
UTVH sau khi điều trị khỏi vẫn có thể tái phát
- Bệnh nhân không tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ sau điều trị. Bệnh nhân không thực hiện đúng cách vệ sinh, cách sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Khi không tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ, nguy cơ tái phát bệnh hay nhiễm trùng vết mổ là rất cao.
- Hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là những người đã điều trị UT vòm họng lại tiếp tục hút thuốc lá thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên gấp nhiều lần.
Hút thuốc lá sẽ làm tăng cao nguy cơ tái phát bệnh
- Sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn. Rượu bia là tác nhân làm tăng nguy cơ hình thành nên các bệnh ung thư. Và đối với những người đã từng điều trị khối u vòm họng, tiếp tục sử dụng những chất kích thích này sẽ làm tăng nguy cơ tái phát cao hơn. Đặc biệt, những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu bia, thì nguy cơ tái phát càng cao hơn rất nhiều lần so với những người không sử dụng các chất này.
- Vệ sinh vùng miệng, họng kém. Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đòi hỏi cần thường xuyên vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, đặc biệt là những bệnh nhân sau phẫu thuật. Vệ sinh kém sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng họng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy và đau nhức.
- Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư vòm họng tái phát nhanh chính là việc điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều khó tiêu diệt được hết các tế bào ung thư. Đồng thời, các phương pháp điều trị này còn thường để lại các tác dụng phụ, gây tổn thương lớn cho hệ miễn dịch (tác động đến hệ tiêu hóa khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn dẫn đến suy kiệt cơ thể, tác động tới hệ tạo huyết gây thiếu máu và làm rối loạn huyết học,…), khiến cơ thể hồi phục sức đề kháng chậm và đó chính là cơ hội để các tế bào ung thư tấn công trở lại. Khi ung thư vòm họng tái phát, hiệu quả điều trị sẽ giảm đi nhiều.