Theo thống kê, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư gan ở nước ta luôn nằm trong top đầu trên Thế Giới. Phần lớn người bệnh được phát hiện vào giai đoạn muộn của bệnh gây khó khăn cho việc chữa trị cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Đâu là những loại thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối hiện nay?
Ung thư gan giai đoạn cuối xuất hiện khi các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi phạm vi của gan và lan tới các cơ quan lân cận khác. Để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư lúc này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, bác sĩ thường chỉ định 2 phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối là liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch: là phương pháp sử dụng các loại thuốc giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh và tiêu diệt các tế bào ung thư gan bởi hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người không có khả năng nhận biết và loại bỏ tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm mục tiêu: được thực hiện tương tự như phương pháp hóa trị. Phương pháp này sử dụng thuốc đi vào mạch máu và đến hầu hết các khu vực của cơ thể. Từ đó làm cho chúng có khả năng hữu ích chống lại các bệnh ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể.
Đây là các protein trên hoặc gần bề mặt của tế bào mang các tín hiệu quan trọng đến trung tâm điều khiển của tế bào. Nhiều loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư gan là chất ức chế kinase. Những loại thuốc này ngăn chặn một số protein kinase giúp khối u phát triển và hình thành mạch. Việc ngăn chặn các protein này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư gan vào giai đoạn cuối.
Sorafenib (Nexavar) và lenvatinib (Lenvima): có thể được sử dụng như phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh ung thư gan nếu người bệnh không thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc trong trường hợp ung thư đã di căn sang các cơ quan khác. Trong đó, sorafenib là thuốc viên uống hai lần mỗi ngày và lenvatinib là thuốc được uống một lần một ngày. Sorafenib có thể mang lại hiệu quả cao hơn đối với người bệnh ung thư gan do viêm gan C.
Regorafenib (Stivarga) và cabozantinib (Cabometyx): được sử dụng để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Regorafenib là thuốc viên được uống một lần mỗi ngày trong 3 tuần, sau đó nghỉ một tuần. Cabozantinib là viên thuốc uống được uống một lần một ngày.
Thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kích ứng bàn chân/bàn tay, tăng huyết áp, giảm cân, tiêu chảy,... Vì vậy, khi gặp các hiện tượng này, bạn nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để giảm liều lượng thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ khác.
Loại thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối này là phiên bản nhân tạo của các protein hệ miễn dịch (kháng thể) được chế tạo để gắn vào một mục tiêu cụ thể. Các kháng thể đơn dòng tác động đến khả năng hình thành mạch máu mới của khối u (hình thành mạch), vì vậy những loại thuốc này thường được gọi là thuốc ức chế sự hình thành mạch .
Bevacizumab (Avastin): là một kháng thể đơn dòng nhắm vào sự tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) giúp hình thành các mạch máu mới. Thuốc này có thể được sử dụng cùng với thuốc điều trị miễn dịch atezolizumab (Tecentriq) truyền vào tĩnh mạch 3 tuần/lần cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối.
Ramucirumab (Cyramza): nhắm vào protein thụ thể VEGF (VEGFR) trên tế bào, có thể giúp ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới. Thuốc này có thể được sử dụng để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối, bằng cách tiêm tĩnh mạch 2 tuần một lần.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra: mệt mỏi, huyết áp cao, tăng nguy cơ nhiễm trùng do số lượng bạch cầu thấp, tiêu chảy, ăn không ngon, nhức đầu, vết thương lâu lành, chảy máu,... Chính vì vậy, khi thực hiện chữa trị ung thư gan giai đoạn cuối bằng phương pháp này, cần có sự theo dõi chặt chẽ của người nhà, nhân viên y tế hoặc bác sĩ điều trị.
Phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối này giúp hạn chế việc tấn công các tế bào bình thường trong cơ thể. Nó sử dụng các protein trên tế bào miễn dịch để phản ứng lại miễn dịch, giúp cơ thể nhận biết và tấn công lại các tế bào ung thư.
Khi PD-1 (protein trạm kiểm soát trên các tế bào miễn dịch) được gắn vào PD-L1 (protein trên các tế bào khác trong cơ thể) sẽ giúp ngăn chặn sự ẩn náu của tế bào ung thư trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch. Từ đó tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.
Thuốc atezolizumab (tecentriq) nhắm vào protein PD-L1 giúp tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, làm thu nhỏ một số khối u hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Thuốc này được truyền vào tĩnh mạch khoảng 2 đến 4 tuần một lần.
Thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối pembrolizumab (keytruda) và nivolumab (opdivo) giúp tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư gan giai đoạn cuối đã được điều trị trước đó (thuốc nhắm mục tiêu sorafenib) thông qua truyền tĩnh mạch từ 2 đến 6 tuần một lần.
Ipilimumab (Yervoy) là một loại thuốc khác giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại sự tấn công của tế bào ung thư thông qua truyền tĩnh mạch 3 tuần một lần và được thực hiện 4 lần. Phương pháp này có thể được kết hợp với thuốc nivolumab để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra: sốt, mệt mỏi, ho, ngứa, buồn nôn, phát ban trên da, ăn uống không ngon miệng, đau nhức cơ hoặc khớp, táo bón/tiêu chảy,... Trường hợp nặng, người bệnh có thể xảy ra các phản ứng truyền dịch với thuốc hoặc phản ứng tự miễn (tấn công lại các cơ quan khác như phổi, ruột, thận, da,...). Do đó, bạn hãy báo ngay với bác sĩ điều trị nếu gặp tình trạng này để có biện pháp điều trị phù hợp.
Liệu pháp dùng thảo dược hoặc viên uống Ancan kết hợp với các loại thuốc điều trị ung thư gan giai đoạn cuối có khả năng làm giảm các cơn đau, giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư gan giai đoạn này nên xây dựng lối sống lành mạnh thông qua ăn uống, tập luyện, suy nghĩ tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh và đạt hiệu quả tốt nhất.