U nang tuyến giáp là một căn bệnh ngày càng phổ biến. Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố mà có lẽ bạn không ngờ tới. Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân của căn bệnh này trong bài viết sau nhé!
U nang tuyến giáp hay bướu giáp là khối u bên trong chứa dịch lỏng, kích thước có thể từ vài mm đến vài cm. Các khối u nang này xuất hiện khi các mô tuyến giáp có sự tăng sinh bất thường.
Hiện nay, theo thống kê thì đối tượng thường bị u tuyến giáp nằm trong nhóm 18 – 65 tuổi. Tỷ lệ bị bệnh có xu hướng tăng theo độ tuổi và phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới.
Đa số ở giai đoạn đầu, kích thước khối u nhỏ thì thường không có triệu chứng điển hình. Khi khối u nang tuyến giáp phát triển lớn, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
U nang tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc ác tính, do đó mức độ nguy hiểm của chúng cũng khác nhau. Cụ thể là như sau:
Đây là loại u nang tuyến giáp chiếm phần lớn số người bệnh. Đặc điểm là thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng, nhất là ở thời kỳ đầu.
Với những u nang tuyến giáp lành tính có kích thước nhỏ (tầm 2 -3 cm) thì gần như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng đối với các trường hợp nặng hơn, kích thước khối u đã lớn thì có thể gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người bệnh như:
U nang tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ thấp, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Nếu phát hiện sớm u nang tuyến giáp ác tính và có phương pháp điều trị đúng thì người bệnh có khả năng được chữa khỏi.
Ngược lại, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần người bệnh như:
Khàn tiếng, đau họng ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. Khó thở, khó nuốt do khối u chèn ép, di căn xâm lấn các cơ quan khác
U nang tuyến giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể tới các yếu chính là:
Một trong những nguyên nhân gây u nang tuyến giáp thường gặp đó là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên từng mắc bệnh này hoặc những bệnh nội tiết khác, thì nguy cơ bị u nang tuyến giáp sẽ cao hơn với người bình thường.
U nang tuyến giáp thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi. Đó là do khi đến giai đoạn này, phụ nữ đã trải qua nhiều thời điểm nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi như mang thai, sinh con, tiền mãn kinh… Chính những thay đổi này có thể kích thích u nang tuyến giáp hình thành và phát triển.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì tỷ lệ bị căn bệnh này cũng gia tăng theo độ tuổi. Lý giải là vì càng lớn tuổi, hệ miễn dịch càng suy yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho các khối u hình thành.
Có rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp do thiếu Iot gây ra, trong đó có u nang. Iot giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp và duy trì những hoạt động bình thường của cơ quan này. Vậy nên, việc thiếu Iot sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, tăng nguy cơ bị u nang.
Như đã biết, hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố gây hại. Chính vì thế, khi hệ thống miễn dịch suy giảm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại sự xâm nhập và tấn công cơ thể. Lúc này, một trong những cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp tới là tuyến giáp.
Trong quá trình làm việc và sinh sống, nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, phóng xạ hoặc phải điều trị bệnh khác bằng xạ trị thì sẽ có nguy cơ cao bị biến đổi tính chất, hoạt động của tuyến giáp. Từ đó, gia tăng nguy cơ bi u nang tuyến giáp, đặc biệt là dạng u ác tính.
Với những trường hợp gặp phải một số vấn đề có liên quan đến bệnh lý tuyến giáp như hormone tuyến giáp suy giảm, viêm tuyến giáp, suy giáp… thì nguy cơ bị u nang tuyến giáp sẽ cao hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh.
Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, thì còn một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng u nang tuyến giáp như:
Một số xét nghiệm, kỹ thuật kiểm tra có thể được bác sĩ chỉ định khi có nghi ngờ người bệnh mặc u nang tuyến giáp như là:
Xét nghiệm máu: Mục đích chính là để định lượng các hormone tuyến giáp T3, T4. Ngoài ra, có thể dùng để định lượng Calcitonin bất thường trong trường hợp u ác tính.
Siêu âm: Xác định sự xuất hiện, tính chất, kích thước, vị trí, đặc điểm của khối u nang tuyến giáp. Sinh thiết tế bào: Được dùng để xác định tính chất của khối u là lành tính hay ác tính.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau mà có thể cần tiến hành thêm chụp CT, MRI hoặc một số xét nghiệm khác.
Tùy thuộc vào tính chất, kích thước, đặc điểm của khối u nang tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp điều trị thích hợp:
Với u nang lành tính: Khi kích thước khối u còn nhỏ và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì có thể chưa cần điều trị. Người bệnh nên theo dõi và tái khám thường xuyên.
Đối với trường hợp khối u lớn, có thể được bác sĩ chỉ định uống thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ.
Với u nang tuyến giáp ác tính: Trong trường hợp này, phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp cần được tiến hành. Với một số bệnh nhân tùy vào giai đoạn có thể cần kết hợp điều trị bằng I-ot 131 hoặc hóa trị , xạ trị để tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại hoặc thu nhỏ kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị u nang tuyến giáp khác có thể được sử dụng như tiêm cồn tuyệt đối, đốt sóng cao tần…
Ngoài ra, sản phẩm thảo dược Ancan rất tốt trong việc phòng ngừa & hỗ trợ điều trị các loại u hạch. Trong số đó bao gồm cả các loại bệnh liên quan đến tuyến giáp & u nang tuyến giáp. Dòng sản phẩm với thành phần thảo dược từ cây xạ đen, thông đỏ, cucurmin & rất nhiều các hoạt chất thảo dược khác có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị trước & sau phẫu thuật hoặc dùng hằng ngày theo liệu trị để giúp tuyến giáp của bạn hoạt động tốt.
Qua bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được những nguyên nhân gây u nang tuyến giáp và một số thông tin cần thiết khác. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ u nang tuyến giáp, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.