U tuyến giáp kiêng ăn gì? Và nên ăn gì? Là câu hỏi của rất nhiều người có bệnh lý về u tuyến giáp. Tuy nhiên, tùy vào từng loại u tuyến giáp thì mới có thể phân chia các loại thực phẩm nên ăn hay không nên ăn.
U tuyến giáp hay còn có tên gọi khác là bệnh nhân tuyến giáp. Bệnh lý này có hai loại là: ác tính và lành tính. Theo số liệu thống kê thì người bị u tuyến giáp ác tính khoảng 5% và số người mắc u tuyến giáp lành tính chiếm đến 95%. Phổ biến ở nữ giới với tỷ lệ tử vong thấp so với các bệnh lý khác hiện nay.
Người mắc u tuyến giáp lành tính thì hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng và rất dễ dàng để điều trị với các phương pháp nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả cao, nhiều khi không cần mổ, không phải phẫu thuật và xâm lấn.
Tuy nhiên, với những trường hợp mắc u tuyến giáp ác tính (hay còn có tên gọi là ung thư tuyến giáp). Bệnh lý này xảy ra khi các tế bào ở tuyến giáp có sự phát triển bất thường. Cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp sẽ khó hơn và phải sử dụng các phương pháp điều trị nặng hơn như: phẫu thuật, hóa xạ trị,...
Căn cứ vào việc phân loại bệnh nhân thuộc nhóm u tuyến giáp lành tính hay ác tính từ đó người bệnh sẽ biết mình nên kiêng ăn gì.
Thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh được chế biến sẵn:
Nằm trong top thực phẩm cực độc dành cho những người bị u tuyến giáp, đặc biệt là u tuyến giáp lành tính, các đồ ăn nhanh hay thực phẩm đông lạnh được chế biến sẵn thường có chứa chất bảo quản và phụ gia,... Vì vậy, khi người bệnh ăn quá nhiều sẽ làm cho phần u tuyến giáp phát triển mạnh hơn, nhanh hơn. Điều này không hề tốt cho quá trình điều trị và sức khỏe của người bệnh.
Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ là thực đơn nên tránh:
Tuy là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người bệnh mắc u tuyến giáp lành tính, thực phẩm chứa chất xơ lại ngăn cản cơ thể người bệnh hấp thu các loại thuốc điều trị tuyến giáp nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
Nội tạng các loại động vật:
Không chỉ là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe con người mà nội tạng động vật còn là loại thực phẩm mà người bệnh u tuyến giáp nên kiêng hoàn toàn. Bởi trong nội tạng động vật có chứa Axit alpha lipoic có gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng của tuyến giáp.
Các chất tạo ngọt và đường:
Các chất này luôn làm suy giảm chức năng của tuyến giáp. Ăn nhiều đường đặc biệt là các chất tạo ngọt sẽ làm cho cơ thể không chuyển hóa thành năng lượng, gây tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến các chức năng của tuyến giáp.
Đậu nành - thực phẩm nên tránh xa:
Là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với người bệnh mắc u tuyến giáp thì đây là thực đơn nên tránh khi người bệnh đặt câu hỏi: U tuyến giáp kiêng ăn gì?. Đậu nành có chứa isoflavone sẽ làm cản trở quá trình tạo hoocmon ở tuyến giáp. Vì vậy người u tuyến giáp nên kiêng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như: đậu phụ, óc đậu, tào phớ, sữa đậu nành,...
Nên kiêng ăn thực phẩm chứa Gluten:
Lúa mạch, lúa mì,... là những loại thực phẩm có chứa các chất gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bởi bên trong các loại thực phẩm này có chứa gluten, khiến cơ thể bị cường giáp tăng cao và suy giáp. Khiến bệnh u tuyến giáp càng ngày càng phát triển mạnh mẽ vì vậy người bệnh bị u tuyến giáp lành tính nên kiêng các loại thực phẩm chứa Gluten.
Nên tránh các loại rượu, bia, chất kích thích:
Nếu chưa biết u tuyến giáp kiêng ăn gì thì loại thực phẩm nên tránh hàng đầu đó chính là các chất kích thích, rượu bia bởi những loại này thường mang đến những tác động tiêu cực đến người bệnh như: làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh, kích thích hệ tiêu hóa, gây rối loạn tuyến giáp,...
Để tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh thì người bệnh u tuyến giáp lành tính nên ăn các loại thực phẩm như: thực phẩm giàu Iod, trái cây (hoa quả), các loại hạt ngũ cốc, các loại hải sản và cá,...
Dù cắt toàn bộ hay một phần u tuyến giáp thì việc người bệnh nên kiêng và ăn những thực phẩm cần thiết sẽ có những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh mắc ung thư tuyến giáp trong suốt quá trình trước, trong và sau điều trị.
Các loại thực phẩm nên kiêng bao gồm: chế phẩm từ sữa như kem, bơ, sữa chua, phô mai; thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn; muối i - ốt; bánh mì nướng và đóng gói; cá và hải sản; lòng đỏ trứng; đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành; rượu bia, đồ có ga; chocolate; vỏ các loại rau củ.
Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng thì người bệnh u tuyến giáp cũng nên nạp thêm các loại thực phẩm cần thiết vào trong cơ thể như: ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh; chọn thực phẩm giàu protein; nấu chín thực phẩm cho dễ nuốt; chia nhiều bữa và nghiền nhỏ thức ăn; không ăn các loại thực phẩm có chứa i -ốt; các hạt ngũ cốc; mật ong, siro, thạch, mứt,...
Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp kể cả u lành tính hay u ác tính. Chính vì vậy, việc kiêng hay nên ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp cho người bệnh bị u tuyến giáp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.