Tổng đài tư vấn
0812 903 903

U tuyến giáp thể nhú và những điều người bệnh nên biết

Bệnh lý u tuyến giáp thể nhú là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là ngoài 30. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có xu hướng ngày càng trẻ hóa và mang đến sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

 

Khái niệm về u tuyến giáp thể nhú

U tuyến giáp thể nhú là cụm từ chỉ tình trạng ung thư tuyến giáp biệt hóa hay còn được gọi với cái tên là ung thư biểu mô nhú. Đây là dạng ung thư tuyến giáp khá phổ biến với nguyên nhân chính đến từ việc người bệnh có lịch sử tiếp xúc với các nguồn năng lượng bức xạ trong khoảng thời gian dài.

                 

U tuyến giáp thể nhú thường hình thành dưới dạng các nhân hoặc nang không đều hoặc là các khối u trong nhu mô tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh hơn, các khối u nhú này có thể xâm lấn và lan sang các vùng khác, ngay cả hệ thống bạch huyết và khả năng xâm lấn vào thành mạch máu.

Đối với bệnh lý này, phương pháp chọc hút dịch bằng sinh thiết được xem là phương pháp giúp chẩn đoán tốt nhất khi người bệnh được phát hiện bên trong cơ thể vùng tuyến giáp có một hay một nốt nhân. Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện các phương pháp khác như: phẫu thuật giúp cắt bỏ triệt để nhằm giải quyết dứt điểm và can thiệp trực tiếp các khối u này. Và sau khoảng thời gian từ 4 tuần đến 6 tuần sau khi tiến hành mổ xong, người bệnh có thể được điều trị bổ túc bằng phương pháp iod phóng xạ nhằm phát hiện và phá hủy các mô ác tính và tế bào di căn còn xót lại trong các tuyến giáp.

 

hotline

Nếu như nói căn bệnh này không hề liên quan đến tuổi tác thì chắc hẳn đây là một nhận định sai lầm bởi tiên lượng của người bệnh mắc u giáp thể nhú đều liên quan đến tuổi tác. Về khả năng và kết quả điều trị thành công ở người trẻ tuổi sẽ cao hơn ở người lớn tuổi sau 45 tuổi.

 

U tuyến giáp thể nhú có nguyên nhân từ đâu?

U tuyến giáp thể nhú xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân bởi tuyến giáp là một bộ phận rất nhạy cảm với tác động của các loại bức xạ ion hóa, dù là người bệnh tiếp xúc ngẫu nhiên hay cố định thì trong môi trường này đều có thể dẫn đến sự tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư tuyến giáp và đặc biệt là u tuyến giáp thể nhú.

Ngoài ra, theo một số các nghiên cứu khác, một số nguyên nhân gây ra bệnh lý này cũng có thể do:

  • Thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa ít i-ốt.

  • Dùng biện pháp tránh thai bằng đường uống trong thời gian dài.

  • Các nốt tuyến giáp lành tính xuất hiện.

  • Thời kỳ mãn kinh muộn.

  • Thời kỳ sinh con muộn.

  • Cơ thể mắc các hội chứng như hội chứng Gardner, polyp tuyến thượng thận và bệnh Cowden,... có thể là những trường hợp gián tiếp gây nên các khối u thể nhú trong khoảng 5% các trường hợp mắc bệnh.

Làm sao để sớm nhận biết u tuyến giáp thể nhú?

Cách tốt nhất là bạn đi thăm khám và làm các xét nghiệm về nội tiết và tuyến giáp sẽ giúp phát hiện bệnh với tỉ lệ chính xác nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết được căn bệnh này với một số đặc điểm khác biệt như sau:

  • Khó nuốt, khó thở.

  • Sưng vùng cổ họng, cổ họng bị đau.

  • Sưng hạch bạch huyết, giọng khàn, khó nói.

Thông thường các dấu hiệu để nhận biết bệnh lý này rất khó để phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ khi khối u phát triển thì chúng ta mới có thể cảm nhận và nhìn thấy được ở những dấu hiệu nhận biết điển hình như trên.

Bệnh lý u tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không?

Về khả năng di căn, bệnh lý này có khả năng di căn xâm lấn bên ngoài tuyến giáp rất cao gây nguy hiểm đến các bộ phận của cơ thể như: động mạch, tĩnh mạch, thực quản hay khí quản. Ngoài ra, một số các trường hợp khác của bệnh các khối u tuyến giáp đã xâm lấn đến vùng nguy hiểm nên không thể điều trị dứt điểm được, khả năng bệnh tái phát rất cao.

                   

Về biến chứng, u tuyến giáp thể nhú tuy là bệnh lý lành tính và có thể điều trị được bằng các phương pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, khi để bệnh quá lâu sẽ dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm: các tế bào ung thư sẽ lan ra ngoài các bộ phận khác, gây ra ung thư ở các vùng khác trên cơ thể. Từ đó tỷ lệ tử vong cao, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị u tuyến giáp thể nhú như thế nào?

 

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần được tiến hành thăm khám và xét nghiệm: siêu âm, chọc tế bào kim nhỏ, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu,... để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Sau đó, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả như: phẫu thuật cắt bỏ một hoặc toàn bộ khối u tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ điều trị; tiếp theo đó là sử dụng các phương pháp trị liệu khác như: nội tiết trị liệu; i-ốt phóng xạ 131. Điều trị nội tiết giúp ức chế TSH, kìm hãm các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại và ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát. Trong khi đó phương pháp dùng i-ốt phóng xạ 131 sẽ giúp cho bệnh nhân điều trị sau phẫu thuật có sức khỏe tốt hơn, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và các loại ung thư tuyến giáp di căn.

Khi điều trị u tuyến giáp thể nhú, cơ thể người bệnh sẽ phải chịu những tác dụng phục như: buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể suy yếu, đau họng, khàn giọng, khó nuốt,... Bên cạnh việc thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học đặc biệt là nên bổ sung thêm các loại sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp như bộ giải pháp: Ancan - Angiap: đây là bộ sản phẩm được giới chuyên gia y tế đánh giá cao về độ hiệu quả. Giúp người bệnh phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tuyến giáp lành tính hiệu quả, làm giảm nhẹ các triệu chứng hụt hơi, vướng nghẹn và tim đập nhanh,... đồng thời còn ức chế sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa di căn và giúp cơ thể người bệnh tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đảm bảo cho người bệnh có thể hoạt động tuyến giáp và sinh hoạt bình thường.

Bệnh u tuyến giáp thể nhú tuy là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng người bệnh nên thường xuyên đi thăm khám và sàng lọc để sớm phát hiện ra bệnh từ đó có phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời tránh để tình trạng bệnh trở nặng sẽ dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và để lại những biến chứng nguy hiểm.

 

                                                                                             *Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop