Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Lưu ý sau khi mổ ung thư tuyến giáp

Với người bệnh ung thư tuyến giáp, mổ cắt khối u là vấn đề rất được quan tâm. Vậy cần lưu ý những gì sau khi mổ ung thư tuyến giáp 

 

Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nằm lại bệnh viện từ 2-7 ngày. Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ theo dõi tiến độ hồi phục của cơ thể, tiến triển làm lành vết thương có đảm bảo không và cũng để đảm bảo vết mổ được chăm sóc hậu phẫu đúng cách.  

 

Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh được cho phép ra viện sớm, người bệnh và gia đình chăm sóc cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cũng như vết mổ không bị ảnh hưởng.

 

  • Về thời gian nghỉ ngơi: 

 

Tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi từ 7 - 10 ngày để cơ thể được hồi phục hoàn toàn mới nên đi làm và hoạt động trở lại. Trong thời gian này, vết mổ cũng sẽ bắt đầu liền lại từ từ. Do đó, bạn nên tránh va chạm cũng như vận động mạnh để không gây rách vết mổ. 

 

Thời gian sau mổ, bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh hay mang vác các vật nặng có thể làm ảnh hưởng đến khu vực cổ vừa phẫu thuật. Các tác động mạnh có thể gây trầy xước, rách miệng vết mổ, làm nhiễm trùng vết mổ vô cùng nguy hiểm.

 

  • Về vết mổ: Người bệnh cần chú ý chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật cẩn thận

 

  • Quan sát vùng mổ và dẫn lưu

 

hotline

Nếu thấy vùng mổ có dấu hiệu sưng nhẹ, người bệnh có thể dùng đá sạch chườm nhẹ để bớt sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nề này kéo dài, có dấu hiệu sưng to hơn và kèm theo các cơn đau, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra chính xác hơn. 

 

  • Quan sát vết khâu và chỉ khâu

 

Người bệnh cần ghi nhớ chính xác thời điểm bác sĩ dặn đi cắt chỉ, tránh để lâu có thể khiến đường chỉ hằn xuống da như vết chân rết gây mất thẩm mỹ. Nếu không có chuyên môn, người bệnh nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được hỗ trợ chăm sóc và cắt chỉ. 

 

  • Thay băng và rửa vết thương

 

Người bệnh không nên thay băng nhiều nếu băng khô. Hiện nay đã có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương. Do đó, nếu bác sĩ dặn không cần thay băng thì người bệnh không cần quá lo lắng. 

 

Khi rửa vết thương, nếu vết thương có nhiều máu thì nên rửa oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước muối. Cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin. Chỉ bôi cồn, betadin xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết thương liền kém và không đẹp.

 

  • Cắt chỉ và bỏ băng

 

Sau 7 đến 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, đã rút dẫn lưu thì không cần băng vết thương nữa. Người bệnh nên bỏ băng để vết thương khô, thoáng và nhanh liền. Khi đi tắm, người bệnh có thể băng lại để hạn chế nước và xà phòng ngấm vào. Tắm xong nên tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là được, không cần băng nữa. 

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop