Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Ung thư tuyến giáp - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, chiếm khoảng 1% trong các loại ung thư hiện nay. Vậy nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến giáp do đâu? Và có những biện pháp nào để phòng tránh và điều trị? Bạn có thể trả lời được các câu hỏi đó qua bài viết sau.

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-1

UT tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư phổ biến hiện nay

  1. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp

Hiện nay các nguyên nhân gây nên căn bệnh này chưa được xác định một cách chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

  • Do hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi rút có hại tấn công vào cơ thể.
  • Nhiễm phóng xạ: Những người đã từng xạ trị vùng cổ lúc nhỏ, uống I ốt phóng xạ để điều trị bệnh về tuyến giáp hoặc bị nhiễm phóng xạ qua đường ăn uống hoặc không khí sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư về tuyến giáp.
  • Tiền sử gia đình có người đã từng mắc bệnh.
  • Do cơ thể thay đổi hoóc môn trong quá trình mang thai.
  • Tiền sử từng mắc các bệnh lý về tuyến giáp: những người bị bướu giáp, viêm giáp, nhân tuyến giáp,… thường có nguy cơ mắc ung thư về tuyến giáp cao hơn những người khác.
  • Chế độ ăn uống thiếu I ốt.
  • Đột biến gene.
  1. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, nghi ngờ là triệu chứng của ung thư tuyến giáp thì bạn nên đi khám sớm để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất:

  • Xuất hiện khối u ở trước cổ, dưới yết hầu.

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-2

hotline

Một trong những triệu chứng chứng đầu tiên là xuất hiện khối u ở cổ

  • Xuất hiện các hạch vùng cổ.
  • Giọng bị khàn do dây thần kinh thanh quản bị tổn thương.
  • Ho không rõ nguyên nhân, đặc biệt là không kèm theo sốt, không có đờm.
  • Khó thở, khó nuốt, đau nghẹn khi nuốt.
  • Bị đau tức, bó chặt ở vùng cổ.
  1. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

So với các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn, có thể điều trị thành công, giúp kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, lựa chọn đúng phương pháp điều trị và kiên trì điều trị với tâm lý lạc quan kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Tuy nhiên, đây là căn bệnh có triệu chứng không rõ ràng, diễn biến chậm khiến bệnh nhân có tâm lý chủ quan, không khám và điều trị sớm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Bởi khi khối u phát triển nhanh, to dần lên sẽ gây chèn ép vào vùng khí quản gây khó nuốt, khó thở. Đồng thời khối u còn có thể di căn ra các hạch vùng cổ, thậm chí có thể di căn vào xương, gan, phổi,… gây tử vong cao.

  1. Phương pháp chẩn đoán bệnh

  • Siêu âm để đánh giá cấu trúc của tuyến giáp đồng thời giúp xác định chính xác kích thước, vị trí và số lượng của nhân giáp.

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-3

Phương pháp siêu âm tuyến giáp

  • Xạ hình tuyến giáp để nhằm đánh giá sự hấp thu iod của các nhân giáp giúp xác định khối u đó là lành tính hay ác tính.
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá sự xâm lấn ung thư tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và đặc biệt là di căn hạch.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy mẫu xét nghiệm đánh giá hạt giáp.
  1. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tuổi tác bệnh nhân,…
  • Liệu pháp hooc môn tuyến giáp: dùng levothyroxine để cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp bị thiếu đồng thời ức chế, kìm hãm sự phát triển của khối u bướu.
  • Liệu pháp I131: phương pháp này thường được áp dụng hỗ trợ sau mổ để tiêu diệt mô giáp hay bướu còn sót lại và trong các trường hợp di căn xa có bắt I ốt.
  • Xạ trị ngoài: dùng các tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-4

Phương pháp xạ trị

  • Hóa trị: truyền hóa chất vào tĩnh mạch. Tuy nhiên phương pháp này thường ít được áp dụng hơn so với các phương pháp khác.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng của nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân vừa giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, xạ trị,…
  1. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

  • Không ăn các đồ cay nóng như nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn các đồ đóng hộp, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói,…

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-6

Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,...

  • Nên tránh các loại thịt đỏ, có hàm lượng chất đạm cao (bò, cừu, chó,…).
  • Hạn chế ăn bún, phở, mỳ.
  • Tránh ăn các thực phẩm khô cứng, gây khó nuốt như khoai tây chiên, bánh mỳ nướng, bánh quy…
  • Không uống bia, rượu, cà phê, các loại nước uống có ga.
  • Thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, kem, bơ,…
  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu.

ung-thu-tuyen-giap-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-5

Bệnh nhân tránh ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu

  1. Cách phòng tránh ung thư tuyến giáp

Để phòng tránh bệnh, bạn cần tránh bị nhiễm phóng xạ, hạn chế việc chiếc các tia phóng xạ, tia điện quang vào vùng cổ khi còn trẻ. Nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đa dạng các loại vitamin có trong các loại rau củ quả. Bổ sung I ốt vào hàng ngày. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh xa các thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại.

Video clip Chia sẻ của các bệnh nhân đã vượt qua các khối u tuyến giáp

Xem thêm:

>>> Lời chia sẻ chân tình của các bệnh nhân đã vượt qua ung thư tuyến giáp

>>> Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop