Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là một trong những căn bệnh gây tình trạng chậm phát triển thể chất lẫn tinh thần ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu hụt nồng độ hoóc môn tuyến giáp (thyroxin hay T4) trong máu. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do tuyến giáp nhỏ hoặc không có tuyến giáp.

1. Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh

Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh là do sản xuất quá ít dẫn đến thiếu hụt hormone giáp trạng. Thông thường, giai đoạn đầu thai kỳ, tuyến giáp bắt đầu phát triển ở sàn não sau đó di chuyển dần xuống bên dưới cổ, nơi mà nó ngừng phát triển. Nhưng đối với những trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh thì không phát triển như vậy nguyên nhân là do:

- Do rối loạn quá trình hình thành và phát triển khiến cho tuyến giáp không phát triển đầy đủ, nằm không đúng chỗ hoặc một số trường hợp không có tuyến giáp. Theo thống kê có đến 90% trẻ suy giáp bẩm sinh là do nguyên nhân này.

- Do rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp. Bướu cổ là biểu hiện thường gặp của suy giáp bẩm sinh do thiếu men tổng hợp hormone giáp. Nguyên nhân gây ra rối loạn này là do giảm bắt giữ i ốt tại tuyến giáp. Một số anion như Nitrile, thiocyanate, perchelorate cạnh tranh với iod gắn vào tuyến giáp nhưng không tham gia tổng hợp hormone giáp.

Bệnh suy giáp bẩm sinh

Bệnh suy giáp bẩm sinh

Thiếu men khử iod cũng là nguyên nhân gây bệnh suy giáp. Tình trạng này khiến một lượng lớn iodotyrosin đào thải thông qua nước tiểu dẫn đến thiếu hụt hooc môn tuyến giáp.

Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến đó là trong quá trình mang bầu, thai phụ sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây ức chế tuyến giáp. Ngoài ra, nếu người mẹ dùng nhiều tia X, phóng xạ thì nguy cơ tổn thương tuyến giáp cho trẻ cũng rất cao.

hotline

 

2. Dấu hiệu bệnh suy giáp bẩm sinh

- Vàng da sơ sinh: Hiện tượng này thường kéo dài trong vòng tháng mà không tìm ra nguyên nhân bệnh lí.

- Trẻ em mắc bệnh suy giáp bẩm sinh thường chậm thải phân su, và bị táo bón kéo dài.

- Trẻ có triệu chứng ngủ nhiều hơn so với bình thường, không phản ứng với tiếng động, môi trường bên ngoài, lười bú mẹ, lưỡi dầy làm cho miệng trẻ luôn mở, tăng cân chậm, tay chân lạnh,…

- Đối với trẻ nhỏ, các dấu hiệu nhận biết bệnh như: chậm nói, chậm biết đi, chiều cao dưới mức trung bình, chân tay ngắn, da khô, lạnh thường dẫn đến bong vảy, tóc khô dễ gãy rụng, răng vĩnh viễn mọc chậm, biến dạng khuôn mặt, không linh hoạt, thiểu năng trí tuệ.

Bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh

Bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh

3. Điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là do cơ thể trẻ thiếu hụt hormon T4 gây nên. Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh này bằng phương pháp cho trẻ sử dụng thuốc L-thyroxine (hay còn gọi là T4 tổng hợp). Dựa trên kết quả xét nghiệm của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng thích hợp nhất nhằm bù lại lượng hooc môn thiếu hụt trong cơ thể trẻ.

Điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh Điều trị bệnh suy giáp

Nội tiết tố T4 đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 24 tháng đầu đời. Sau 2 tuổi, loại hooc môn này vẫn cần thiết cho quá trình phát triển và trưởng thành. Do đó những bệnh nhân suy giáp phải được bổ sung thuốc trong suốt cuộc đời và phải được các bác sĩ chuyên khoa nội tiết thăm khám và xét nghiệm theo định kì. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng nhắc nhở và theo dõi quá trình sử dụng thuốc để các con không bị quên và uống đúng với liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cùng với việc điều trị bằng thuốc, những bé bị suy giáp bẩm sinh vẫn có thể ăn uống bình thường như các bé khác, tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý là không nên bổ sung cho con quá nhiều thực phẩm giàu i ốt. Căn bệnh này không thể điều trị khỏi được bằng chế độ ăn uống, tuy nhiên nếu xây dựng chế độ ăn uống hợp lí khoa học cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

 >> Video chia sẻ kinh nghiệm của những bệnh nhân đã vượt qua ung thư tuyến giáp

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop