Bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bài viết sau sẽ phân tích cụ thể các nguyên nhân cùng với các triệu chứng bướu nhân tuyến giáp giúp bệnh nhân có thể phát hiện sớm bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Nhân tuyến giáp là tình trạng tổn thương ở dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, đó có thể là khối đặc hoặc chứa dịch, có thể là nhân lành tính hoặc ác tính. Nhân giáp có thể là nhân đơn độc hoặc bướu đa nhân, là nhân có hoặc không có chức năng hoạt động tự chủ.
Hình ảnh tuyến giáp trạng bình thường và tuyến giáp có khối u
Xem thêm: Nhân tuyến giáp là gì
Hiện nay nguyên nhân gây nên nhân giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên những yếu tố sau được xác định là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Nếu nhân tuyến giáp có kích thước nhỏ, hầu như không gây nên triệu chứng gì, chỉ có thể phát hiện bệnh khi vô tình đi khám sức khỏe, thực hiện các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tuyến giáp, chụp cắt lớp vi tính hay IRM cổ ngực,…
Bệnh nhân thường vô tình phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe hoặc siêu âm vùng đầu cổ
Khi bướu nhân tuyến giáp phát triển, kích thước tăng, chính bệnh nhân có thể hoặc những người xung quanh có thể phát hiện thấy sưng ở cổ. Ngoài ra, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng sau:
Khó nuốt, khó thở là những triệu chứng thường gặp
Đa số bệnh nhân không tự phát hiện được nhân tuyến giáp bởi biểu hiện nhân tuyến giáp gần như không có. Bác sĩ có thể phát hiện nhân giáp thông qua hình ảnh chụp CT scan hoặc siêu âm khi thăm khám một bệnh lý nào đó vùng đầu cổ. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được chỉ định khám lâm sàng kết hợp tìm hiểu các triệu chứng gặp phải trong thời gian này. Sau đó, bệnh nhân sẽ thường phải thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp và xác định đó là nhân giáp lành tính hay ác tính: xét nghiệm máu, chọc hút tế bào nhân tuyến giáp bằng kim nhỏ, siêu âm tuyến giáp,…
Siêu âm tuyến giáp giúp xác định chính xác vị trí, kích thước, số nhân,...
Nếu nhân tuyến giáp là lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thường xuyên. Trường hợp nhân giáp có kích thước lớn, gây triệu chứng khó thở hoặc khó nuốt, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ.
Nếu bướu nhân tuyến giáp gây ra cường giáp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị iod phóng xạ hoặc sử dụng thuốc để làm chậm quá trình sản xuất hormone.
Nếu đó là bướu nhân tuyến giáp ác tính, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật, sau đó có thể phải điều trị tiếp bằng iod phóng xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc tuyến giáp vĩnh viễn suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
Xem thêm: