Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp tuy hầu hết là lành tính nhưng bệnh nhân nên điều trị sớm, tránh để bướu nhân phát triển lớn, biến chứng gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán xác định chính xác tình trạng khối u, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhân tuyến giáp phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp 1

Bướu nhân tuyến giáp tuy lành tính nhưng bệnh nhân nên khám và điều trị tránh để khối u phát triển lớn gây biến chứng

Cơ sở chính để quyết định sử dụng phương pháp điều trị nào là kết quả chọc hút tế bào nhân giáp. Hiện nay, các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  1. Điều trị bằng Thyroxine

Đó là phương pháp ức chế sự phát triển của nhân tuyến giáp bằng Thyroxine, thường chỉ định cho các bệnh nhân trẻ có nhân tuyến giáp nhỏ, bệnh nhân được chẩn đoán bướu keo với điều kiện không phải là nhân tự chủ và đã loại trừ khả năng ác tính. Nhóm bệnh nhân có kết quả tốt khi áp dụng liệu pháp này là những bệnh nhân sau mổ nhân tuyến giáp và có tiền sử chiếu tia xạ để điều trị lúc còn nhỏ. Trong nhóm đó, tỷ lệ tái phát thấp hơn 5 lần nếu được điều trị thyroxin sau mổ. Tuy nhiên, tính chung chỉ có khoảng dưới 20% các nhân giáp đáp ứng được với điều trị ức chế bằng Thyroxine.

Hạn chế của phương pháp này là có nguy cơ gây giảm mật độ xương và nhân tái phát trở lại sau khi ngừng điều trị. Chống chỉ định điều trị thyroxine cho bệnh nhân trên 60 tuổi, có tiền sử bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, chỉ số TSH thấp, bệnh nhân có bướu nhân kích thước to hoặc bướu nhân đã được chẩn đoán từ lâu.

hotline

Xem thêm: Bệnh nhân bị nhân tuyến giáp nên ăn gì

  1. Phẫu thuật:

Phẫu thuật được chỉ định áp dụng trong các trường hợp chẩn đoán ung thư hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp trên lâm sàng hoặc dựa trên kết quả tế bào học; hoặc trong trường hợp bướu nhân lớn gây chèn ép thanh quản, khí quản,… hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ; hoặc bướu nhân nóng kèm theo các triệu chứng cường giáp.

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp 2

Tùy tình trạng của bướu nhân, bác sĩ sẽ chỉ định nên phẫu thuật cắt bỏ hay không

Nếu bệnh nhân có chẩn đoán K tuyến giáp trước khi phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ lựa chọn cắt bỏ toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ nếu có. Nếu kết quả xét nghiệm chọc hút tế bào là lành tính thì bệnh nhân thường sẽ được chỉ định cắt bán phần tuyến giáp. Với những trường hợp kết quả tế bào học là không xác định thì cũng nên phẫu thuật, đặc biệt với những nhân giáp khi xạ hình cho kết quả là nhân lạnh.

Tuy nhiên, phẫu thuật cần được tiến hành bởi các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng như liệt thần kinh quặt ngược, suy cận giáp, suy giáp.

  1. Điều trị Iod phóng xạ

Iod phóng xạ thường được áp dụng cho những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động, kèm hoặc không kèm cường giáp. Phương pháp này chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải là suy giáp, gặp ở khoảng 10% bệnh nhân trong vòng 5 năm sau điều trị. Đa số các nhân giáp không biến mất sau điều trị Iod phóng xạ nhưng chúng có thể trở nên rắn chắc hơn và cho kết quả tế bào học bất thường do chịu tác động của Iod phóng xạ. Bệnh nhân cần khám, kiểm tra chức năng tuyến giáp thường xuyên trong những năm sau điều trị để phát hiện sớm tình trạng suy giáp. Nếu sau điều trị nhân tuyến giáp bằng Iod phóng xạ, phát hiện thấy các nhân giáp phát triển to lên thì phải chọc hút tế bào kiểm tra ngay để đề phòng nguy cơ nguy cơ bị viêm tuyến giáp hoặc nhiễm độc giáp do phóng xạ.

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp 3

Bệnh nhân nên định kỳ khám theo dõi sự tiến triển của khối u

  1. Tiêm cồn qua da

Tiêm cồn qua da cần có sự hướng dẫn của siêu âm nhằm điều trị các bướu nhân đặc hoặc u nang hoặc u hỗn hợp dựa trên cơ chế tác dụng gây tắc các mạch máu nhỏ và gây hoại tử coagulative. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là kết quả tế bào lành tính, các nhân giáp không phải là nhân tự chủ đồng thời cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn. Điều trị bằng phương pháp này mang lại hiệu quả thấp với các nhân giáp lớn. Tác dụng phụ chính của tiêm cồn qua da là gây đau, có nguy cơ bị nhiễm độc giáp và liệt thần kinh quặt ngược (1-2%).

  1. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tuyến giáp với tác dụng chính là tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp, giảm các triệu chứng đau, viêm, sưng ở các khối u tuyến giáp, hỗ trợ điều trị các rối loạn ở tuyến giáp và các khối u bướu tuyến giáp…

Khi lựa chọn và đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm nào, bệnh nhân và người nhà nên tham khảo cụ thể ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng.

Các phương pháp điều trị nhân tuyến giáp 4

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan là một trong những sản phẩm hữu hiệu dành cho bệnh nhân u bướu hiện nay

Sau điều trị bướu nhân tuyến giáp, bệnh nhân cần khám theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các bất thường, đề phòng nguy cơ tái phát bướu giáp. Nếu bệnh nhân bị nhân giáp lành tính, không gây chèn ép thì nên theo dõi định kỳ 6 – 18 tháng, bao gồm: khám lâm sàng vùng cổ và tuyến giáp, xét nghiệm TSH và tiến hành chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để xét nghiệm nếu thấy nhân to lên hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ khác.

Xem thêm:

>>> Bướu nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

>>> Video clip chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bướu đa nhân tuyến giáp của chị Nguyễn Thị Hồng Nga

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop