Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Hiện nay bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý về tuyến giáp mà nhiều người thường mắc phải. Do đó, nhân tuyến giáp có nguy hiểm không cũng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.

nhân tuyến giáp có nguy hiểm không 1

Số lượng bệnh nhân mắc nhân giáp đang ngày càng tăng

Xem thêm: Bướu nhân tuyến giáp là gì

Bướu nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nhìn chung, nhân tuyến giáp là bệnh khó phát hiện sớm do các bướu nhân thường phát triển một cách âm thầm, không rõ triệu chứng. Do đó hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh và tiến hành điều trị khi khối u đã phát triển lớn.

Với câu hỏi nhân tuyến giáp có nguy hiểm không thì câu trả lời là còn tùy thuộc đó là u lành tính hay u ác tính. Mức độ nguy hiểm của u ác tính cao hơn nhiều sơ với u lành tính, theo đó cách điều trị u ác tính cũng phức tạp hơn. Nhưng rất may mắn là tỷ lệ bệnh nhân mắc phải bướu nhân tuyến giáp ác tính khá thấp.

Với các nhân lành tính, dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh cũng có thể đem lại rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân, ít nhiều khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu nhân giáp phát triển to sẽ gây sưng vùng cổ đồng thời gây chèn ép lên các cơ quan khác, bệnh nhân có các triệu chứng nuốt vướng, khó thở, giọng nói bị khàn,…

nhân tuyến giáp có nguy hiểm không 2

hotline

Bệnh nhân thường có triệu chứng nuốt vướng, khó thở...

Một số nhân giáp tăng sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó gây nên các triệu chứng tương tự như cường giáp như: nhịp tim tăng cao, tâm lý căng thẳng, hồi hộp, tay run, giảm cân không rõ nguyên nhân,… Mặt khác, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự như suy giáp nếu các nhân giáp có liên quan với bệnh Hashimoto, như cơ thể mệt mỏi, sợ lạnh, rụng tóc, da khô,…

Cách điều trị nhân tuyến giáp hiệu quả

Như đã phân tích ở trên, hầu hết bệnh nhân phát hiện bướu nhân tuyến giáp khi khối u đã lớn, thường tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe hay siêu âm vùng cổ. Để chẩn đoán chính xác số lượng nhân, vị trí, kích thước, bác sĩ cần chỉ định bệnh nhân siêu âm tuyến giáp. Ngoài ra, có thể kết hợp với xét nghiệm hormone tuyến giáp T3, T4, TSH để chẩn đoán cụ thể là cường giáp hay suy giáp. Ngoài ra, nếu nhân giáp có kích thước trên 1 cm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ u ác tính, cần phải tiến hành thủ thuật chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) để lấy mẫu sinh thiết tế bào xác định tính chất khối nhân.

nhân tuyến giáp có nguy hiểm không 3

Thủ thuật chọc hút bằng kim nhỏ để lấy mẫu sinh thiết

Nhân tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Đa số các nhân giáp lành tính không đe dọa tới tính mạng và thông thường không cần điều trị tây y nếu kích thước nhân nhỏ và vừa. Bệnh nhân hoàn toàn có thể “sống chung” với bướu nhân nếu nhân giáp có kích thước nhỏ và không phát triển theo thời gian. Nếu nhân giáp phát triển nhanh thì bệnh nhân cần khám theo dõi thường xuyên sự tiến triển của nó, nếu cần thiết sẽ điều trị bằng Iod phóng xạ. Nếu nhân giáp phát triển ở cả 2 thùy của tuyến giáp thì có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

nhân tuyến giáp có nguy hiểm không 4

Bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự tiến triển hoặc tái phát của nhân giáp

Ngoài ra, với các khối u lành tính có kích thước nhỏ và vừa, chưa cần đến sự can thiệp của phẫu thuật, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm dành cho bệnh nhân tuyến giáp, giúp tiêu dần khối u tuyến giáp đồng thời giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hoạt động tuyến giáp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp, tuy nhiên bệnh nhân nên chọn các sản phẩm được bào chế từ dược liệu tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các vị dược liệu sau rất quý với bệnh nhân tuyến giáp: hải tảo, bán biên liên, khổ sâm,… Ngoài ra, để tăng hiệu quả của các vị thuốc trên, có thể sử dụng kết hợp với Kali Iotdua và Magie,…

Như vậy, với câu hỏi đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Điều quan trọng là khối u đó là lành tính hay ác tính và phương pháp điều trị nhân tuyến giáp được lựa chọn có phù hợp, hiệu quả, giúp điều trị triệt để các khối nhân hay không.

Xem thêm:

>>> Chị Nguyễn Thị Hồng Nga chia sẻ kinh nghiệm vượt qua căn bệnh đa nhân tuyến giáp

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop