Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Những yếu tố gây bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Khi bị viêm tuyến giáp mạn tính, còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto thường dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương dần dần, khả năng sản xuất hormon tuyến giáp bị giảm gây suy giáp, có thể để lại di chứng trên nhiều bộ phận khác của cơ thể và có thể di truyền cho thế hệ sau nếu người mẹ mang bệnh không được điều trị triệt để.

Các triệu chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, tiến triển dần đến suy giáp. Khi đó bệnh nhân  mới thấy có triệu chứng bất thường và chủ yếu là triệu chứng của suy giáp. Các triệu chứng nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ suy giáp. Lúc đầu bệnh nhân thường chỉ thấy mệt, tăng cân nhẹ nhưng khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: sợ lạnh, táo bón nặng, da khô, tái…không rõ lý do. Nếu không  được điều trị các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên kèm theo bệnh nhân hay quên, trí nhớ giảm sút.

Viêm tuyến giáp Hashimoto gây biến chứng gì?

Nếu không điều trị, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh và gây biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch, tâm thần kinh, phù niêm và có thể gây dị tật bẩm sinh ở những bà mẹ mắc bệnh Hashimoto mà không được điều trị.

           Nếu không điều trị, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể gây biến chứng như bướu cổ

hotline

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Mặc dù nguyên nhân của bệnh Hashimoto vẫn chưa xác định, nhưng theo các nhà khoa học, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.

- Di truyền: Khi một thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh tự miễn thì bạn có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn. Bạn có thể mắc bệnh Hashimoto hoặc các bệnh tự miễn khác như celiac hoặc viêm khớp dạng thấp.

- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 7 lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ  mang thai. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều nhất.

- Dư thừa I ốt trong cơ thể: bạn nên bổ sung lượng I ốt vừa đủ nếu gia đình có người mắc bệnh.

- Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ: Người bệnh ung thư đang áp dụng phương pháp xạ trị có nguy cơ mắc bệnh Hashimoto cao.

- Người mắc các bệnh tự miễn như Graves (cường giáp tự miễn), bệnh đái tháo đường type 1, lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Addison cũng dễ mắc bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh Hashimoto

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ TSH (nhiệm vụ của TSH là điều hòa sự bài tiết T3 và T4) của tuyến giáp. Chỉ với một xét nghiệm máu đơn giản, bác sỹ có thể dễ dàng xác định mức độ hormone tuyến giáp T3 hoặc T4. Xét nghiệm máu cũng cho thấy các kháng thể bất thường có thể tấn công tuyến giáp.

                               Xét nghiệm máu có thể xác định được mức độ hormone tuyến giáp

Điều trị bệnh Hashimoto như thế nào?

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh Hashimoto, bạn sẽ cần dùng thuốc để điều trị bất kỳ triệu chứng nào do thiếu hormone tuyến giáp. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định dùng levothyroxine hàng ngày. Levothyroxine là một hormone tổng hợp thay thế hormone tuyến giáp thyroxine. Bạn nên kiểm tra mức TSH định kỳ (khoảng 12 tháng/lần) để bác sỹ xem xét có nên thay đổi liều lượng thuốc hay không.

Những lưu ý quan trọng khi mắc viêm tuyến giáp Hashimoto

Khi điều trị bệnh Hashimoto, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Một số loại bổ sung sắt hoặc calci, thuốc hạ cholesterol và chất ức chế bơm protein có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ levothyroxin của cơ thể. Do đó, luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.
  •  Nếu dùng các loại thuốc khác, hãy điều chỉnh thời gian dùng thuốc để tránh tương tác với thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.

  • Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp có thể dẫn đến vô sinh và thậm chí làm tăng nguy cơ biến chứng như tiền sản giật và dị tật bẩm sinh.

  • Một chế độ ăn uống quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Hashimoto. Bạn cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm gây dị ứng như gluten.

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột như probiotic để giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.

  • Tăng khả năng giải độc tự nhiên của cơ thể để loại bỏ độc tố có hại.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop