Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì

Người bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì để có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải ngay câu hỏi khó này.  

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong giai đoạn điều trị và phục hồi sức khỏe ở bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung. Có đến 50-80 % người bị ung thư gặp tình trạng sụt cân, trong số đó có 20% bệnh nhân tử vong do suy dinh dưỡng. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối sẽ là liều thuốc tự nhiên giúp kéo dài cuộc sống và chất lượng sống của người bệnh. 

Người mắc ung thư cổ tử cung nên ưu tiên những thực phẩm sau. 

1. Sữa và các thực phẩm làm từ sữa 

Người bệnh nên bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa lắc, sữa chua uống… Những thực phẩm này giúp cải thiện và tăng cường dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung. 

Đây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa tỷ lệ đạm đường béo thích hợp cùng các vitamin A, vitamin nhóm B, C, D, K, khoáng chất canxi, sắt, đồng, magie, kali... Đều rất cần thiết đối với cơ thể, nhất là ở tình trạng cơ thể suy nhược vì ung thư.

Trong sữa chua còn có thêm các lợi khuẩn, giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thụ. Đây là điều vô cùng cần thiết với cơ thể yếu ớt của người bị ung thư, vốn khá khó hấp thụ dưỡng chất. 

Các protein trong sữa góp phần giúp cơ thể của bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhanh phục hồi, liền vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau khi điều trị. Đồng thời, đây cũng là nguyên liệu giúp tái tạo lại khối nạc, khối cơ bị mất đi do quá trình dị hóa của cơ thể. Hơn nữa, protein cũng làm tăng cảm giác ngon miệng ở người bệnh bị chán ăn, ăn uống kém.

hotline

Đối với người bệnh ung thư cổ tử cung, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên sử dụng 2-3 ly sữa mỗi ngày, nhằm đảm bảo hấp thu tốt protein, vitamin và khoáng chất đầy đủ. 

Nên uống vào buổi sáng, giữa buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ. Người bệnh chú ý không nên tiêu thụ quá hai sản phẩm sữa mỗi ngày tương đương với 2 ly sữa. 

2. Các loại cá 

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cực kì thích hợp đối với người bệnh ung thư cổ tử cung. Trong thành phần của cá, chứa nhiều vitamin A, D, vitamin nhóm B cùng enzym, protein, khoáng chất( Canxi, Kali, Kẽm, Selen, Iod, Phốt pho), đặc biệt cá chứa nhiều acid omega-3. 

Thông thường, các loại cá biển sẽ có hàm lượng omega-3 nhiều hơn so với các loại cá nước ngọt. Acid béo omega-3 là nguồn cung cấp DHA (Docosahexaenoic acid) và EFA (Eicosapentaenoic acid) cho cơ thể. Trong đó, EPA là acid béo quan trọng giúp chuyển hóa thành các chất nội sinh như Prostaglandin, Leucotrien, và DHA giúp tăng cường hoạt động thị giác và thần kinh. 

Omega-3 cũng là một chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng. Chất này có khả năng đóng góp vào hệ miễn dịch của cơ thể và đồng thời tăng khả năng chống trọi với các tế bào ung thư. 

Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung, nên đưa cá vào thực đơn dinh dưỡng 2 lần trên tuần. Nhìn chung, người bệnh nên cố gắng ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Có thể phong phú các loại cá và cách chế biến như nướng, hấp, nấu canh, nấu cháo, làm ruốc… để tăng độ hấp dẫn. 

3. Rau củ quả trái cây

Rau xanh và trái cây luôn là sự lựa chọn đầu tiên để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Thành phần vitamin và khoáng chất trong rau củ quả giúp phục hồi sức khỏe, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Hơn nữa, đối với người bệnh ung thư cổ tử cung, các loại  rau xanh và trái cây rất dễ ăn, tạo cảm giác ngon miệng, không bị ngán, tăng cường tiêu hóa và hấp thu. 

Đặc biệt, rau củ quả tươi thường có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Đây là thành phần vô cùng cần thiết trong việc gìn giữ các tế bào khỏe mạnh và đẩy lùi sự tấn công của các tế bào hư hỏng (tế bào ung thư). 

Một số chất chống oxy hóa tiêu biểu có thể kể tới vitamin A, C, E… Chúng có khả năng chống oxy hóa bảo vệ tế bào dưới  tác động có hại của các gốc tự do - nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. 

Các vitamin này ngăn ngừa hoặc sửa chữa tế bào tử cung, giảm triệu chứng của ung thư cổ tử cung (chán ăn, mệt mỏi, chảy máu bất thường ở âm đạo), làm chậm quá trình ung thư cổ tử cung ở bệnh nhân cũng như giúp phục hồi sức khỏe sau thời gian xạ trị hoặc phẫu thuật. 

Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn một số loại rau, trái cây như: súp lơ xanh, cải ngựa, cà rốt, khoai lang, đu đủ, cam, chanh, mâm xôi, bưởi, ổi, táo… để tăng cường bổ sung các vitamin này. 

Các loại rau củ họ đậu, bắp cải, cải lá xanh chứa phyoestrogen- dạng hoạt chất có cấu trúc và tác dụng tương tự như estrogen - hormone nội tiết tố nữ. Các thực phẩm này sẽ kích thích hoạt động của cơ quan sinh sản, giúp phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung.

Theo các chuyên gia, người bệnh nên bổ sung rau củ quả nhiều vào thực đơn hằng ngày, có thể ăn lượng 400-600g/ngày/người, chia ra nhiều bữa nhỏ, thay đổi cách chế biến để vừa miệng, kích thích tiêu hóa và dễ hấp thu.

4. Các loại đậu và sản phẩm làm từ đậu 

Các loại đậu và sản phẩm làm từ hạt đậu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp bệnh nhân ung thư cải thiện và hồi phục sức khỏe, kích thích cảm giác ngon miệng, tiêu hóa, hấp thu tốt. Đậu chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, beta caroten, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca,Na, Fe, Cu, Mg, K, Zn. 

Đậu cũng được xem là nguồn thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Trong nhiều họ đậu, hàm lượng các chất chống oxy hóa cao như vitamin C, E, selen, anthocyanins, có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. 

Đồng thời các acid Omega-3 và collagen đặc biệt cần thiết cho tử cung, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh sản, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. 

Các loại đậu mà bệnh nhân có thể bổ sung trong thực đơn hằng ngày: đậu đen, đậu đỏ, đậu cô ve, đậu xanh, đậu nành, đậu ván trắng, đậu lăng, đậu Hà Lan hoặc một số món đậu lên men như bento. 

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung 150g các loại đậu hoặc sản phẩm từ đậu hằng ngày để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ tăng cường sức khỏe trong quá trình điều trị.

Quá trình điều trị ung thư cổ tử cung sẽ có rất nhiều khó khăn và đòi hỏi người bệnh phải giữ tinh thần lạc quan, thể trạng tốt nhất để chiến thắng bệnh tật. Vì thế, dinh dưỡng đầy đủ khoa học chính là một trong chìa khóa then chốt để bệnh nhân có sức khỏe ổn định để tham gia điều trị. 

Với thông tin được cung cấp trong bài viết, hi vọng bệnh nhân đã nắm được ung thư cổ tử cung nên ăn gì và có thể lựa chọn cho mình những thực phẩm có lợi và phù hợp nhất. 









Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop