Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Kiến thức chung về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đã trở thành nỗi lo lắng của hầu hết chị em phụ nữ bởi số ca mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung là gì? Và có biện pháp gì để phòng tránh bệnh không? Tất cả sẽ được chia sẻ đầy đủ với bạn trong bài viết này.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Đó là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 35 trở lên. Các tế bào ung thư ác tính hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cơ quan nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Bệnh phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển nhân lên một cách khó kiểm soát rồi sau đó tập hợp lại thành một khối u lớn.

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-1

Hình ảnh so sánh cổ tử cung của người bình thường và của bệnh nhân ung thư cổ tử cung

2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus). Khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân này. Có hơn 100 loại virus HPV nhưng chỉ khoảng 40 loại trong số đó có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Xem thêm chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết của bệnh nhân chiến thắng u xơ cổ tử cung

Virus HPV thường lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc ở da, âm đạo, dương vật. Virus HPV thâm nhập vào trong tế bào cổ tử cung, sau đó phát triển và gây biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này thường diễn ra trong thời gian dài.

hotline

Ngoài nguyên chính nhân trên, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không thể không kể tên đến:

  • Quan hệ tình dục sớm.
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
  • Do căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Thừa hưởng các yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Sinh con khi tuổi còn trẻ.
  • Sinh con nhiều và liên tục.
  • Suy giảm hệ miễn dịch (đặc biệt là những người nhiễm HIV, AIDS).
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Do lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục (giang mai, lậu,…)

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Ở giai đoạn đầu của bệnh hầu như không có triệu chứng. Do đó, phần lớn các bệnh nhân phát hiện bệnh khi bệnh đã phát triển dẫn đến quá trình điều trị phức tạp hơn và hiệu quả điều trị không cao. Do đó, phụ nữ cần nắm được các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị hữu hiệu.

Đau vùng xương chậu

Những cơn đau vùng xương chậu thường xuất hiện khi chị em phụ nữ tới ngày kinh nguyệt. Nhưng nếu chúng xuất hiện bất thường, đau buốt hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, vùng xương chậu và thắt lưng không rõ nguyên nhân vào các ngày thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung cao.

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-2

Đau vùng xương chậu là một trong những biểu hiện của ung thư cổ tử cung

Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu âm đạo bị chảy máu bất thường, xảy ra sau khi giao hợp hoặc giữa chu kỳ kinh, lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu khi đã mãn kinh mà không xác định được nguyên nhân thì bạn cần cảnh giác và đi khám sớm.

Dịch âm đạo có màu bất thường

Nếu dịch âm đạo có màu vàng, xanh như mủ hay lẫn màu hồng của máu và có mùi hôi, khó chịu, nó có thể là dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn đang gặp phải một số bệnh nguy hiểm về cơ quan sinh sản như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u xơ tử cung,…

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ nói lên rất nhiều điều, bởi khi tử cung bị kích thích bởi các khối u thì nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kỳ bình thường của cơ thể phụ nữ. Ngoài ra, sự cân bằng hoóc môn cũng bị thay đổi. Tất cả những điều đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi bất thường như chậm kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu đen sẫm,… Do đó, bạn không nên bỏ qua khi cơ thể có những dấu hiệu khách thường này.

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-3

Nếu chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường: chậm kinh, rong kinh,... bạn nên theo dõi, đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân

Thay đổi thói quen tiểu tiện

Nếu bạn có tình trạng đi tiểu thường xuyên, có cảm giác muốn tiểu dù mới đi tiểu xong hay đi tiểu có máu kèm triệu chứng đau trong khoảng một tuần thì nên đi khám ngay lập tức, bởi rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi

Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra khi bạn mắc phải căn bệnh này vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu sẽ khiến cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân và ăn uống không có cảm giác ngon miệng.

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-4

Bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân

4. Cách điều trị ung thư cổ tử cung

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chẩn đoán phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung có 3 loại chính sau, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn của khối u:

  • Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, 1 phần trên của âm đạo và giữ nguyên tử cung: Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn đầu và muốn bảo toàn khả năng sinh sản. Do đó bệnh nhân vẫn có thể có con, song cần ít nhất 6-12 tháng sau mổ mới nên có kế hoạch mang thai để âm đạo và tử cung có thời gian chữa lành.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Thường áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát. Sau mổ, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng ngắn hạn như nhiễm trùng, chảy máu, dễ bị chấn thương ở các vùng niệu quản,… Ngoài ra, còn có các biến chứng lâu dài như đau khi quan hệ vợ chồng, không còn khả năng sinh con,…
  • Phẫu thuật vùng chậu: Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật loại bỏ âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, trực tràng, buồng trứng, ống dẫn trứng. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tái phát. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu, bác sĩ có thể dùng da và mô lấy từ các bộ phận khác để tạo hình âm đạo cho bệnh nhân.

Xạ trị:

Xạ trị thường được áp dụng trong trường hợp nhằm giảm nhẹ triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật, hoặc điều trị kết hợp với phẫu thuật khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Trong và sau thời gian xạ trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau khi đi tiểu, chảy máu âm đạo hoặc trực tràng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, mãn kinh sớm,  ngoài ra có thể ảnh hưởng tới bàng quang và ruột dẫn đến tiểu không kiểm soát.

Hóa trị:

Thường được áp dụng sau phẫu thuật hoặc hóa trị đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị. Đối với bệnh nhân giai đoạn muộn, có thể được chỉ định điều trị hóa trị nhằm giảm triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Cũng như phương pháp xạ trị, hóa trị cũng thường để lại các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thiếu máu, mệt mỏi, rụng tóc, viêm loét miệng, chán ăn, mất ngủ…

Khi áp dụng điều trị bằng các phương pháp trên, bệnh nhân khó có thể tránh khỏi các tác dụng phụ. Để hạn chế các tác dụng phụ đó, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học kết hợp luyện tập, vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, dưới sự tư vấn của các bác sĩ, trong và sau điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để làm tăng hiệu quả điều trị đồng thời nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân, hạn chế các tác dụng phụ của các phương pháp chữa bệnh thông thường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan được bào chế từ các loại thảo dược quý như Linh chi, Curcumin, Xạ đen, Thông đỏ, Trà xanh,… có tác dụng khử các gốc oxy hóa tự do, thanh nhiệt, giải độc, giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa, góp phần nâng cao hệ miễn dịch của bệnh nhân đồng thời góp phần ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, tăng hiệu quả điều trị bệnh lên gấp nhiều lần.

5. Cách phòng chống ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ chị em phụ nữ phải đối mặt với căn bệnh này đang ngày càng tăng cao. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chị em nên “trang bị” cho mình các kiến thức về phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.

  • Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh phụ nữ thường gặp. Nếu mắc phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa (khí hư bất thường, viêm âm đạo, kinh nguyệt thất thường, viêm lộ tuyến, … thì cần đi khám và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nặng hơn.
  • Tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung: Độ tuổi để tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi. Phụ nữ 20-25 tuổi chưa quan hệ tình dục có thể tiêm nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn. Phụ nữ trên 25 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn tiêm được nhưng hiệu quả giảm đi nhiều.

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-5

Độ tuổi tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi

  • Làm xét nghiệm PAP smear mỗi năm một lần đối với những người đã có quan hệ tình dục để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
  • Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, khoa học. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con.
  • Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ “vợ chồng”.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cung cấp đủ các vitamin E, A, C vì đây là những chất chống oxy hoa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ăn nhiều các loại hoa quả như dâu tây, chuối, việt quất, các loại rau cải xanh như súp lơ, rau chân vịt,…

kien-thuc-chung-ve-benh-ung-thu-co-tu-cung-6

  • Có chế độ làm việc, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng thần kinh, các cơn cáu giận,…
  • Lựa chọn bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các khối u như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANCAN. ANCAN được nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời bởi nhóm các Nhà khoa học nguyên công tác tại Bệnh viện Quân y 108, Học viện Quân Y, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội,… vào năm 2012. ANCAN mang lại hiệu quả rất tốt với những người đang hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật. Đặc biệt, sử dụng Ancan thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ hình thành các khối u.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, ngăn ngừa hình thành khối u

Sau 6 năm ra đời, Ancan đã và đang trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường, với sự lựa chọn và tin dùng của hàng triệu người và có kết quả rất tốt.

Xem thêm: Chia sẻ của các người bệnh sau khi dùng sản phẩm

Tag: Biểu hiện bệnh ung thư cổ tử cung, cách chữa ung thư cổ tử cung, chữa ung thư cổ tử cung

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop