Trẻ nhỏ thường có thói quen ăn quà vặt. Chiều theo ý thích của trẻ, các bậc phụ huynh thường mua cho trẻ ăn và không lường hết những mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con tiềm ẩn trong những đồ ăn ấy. Dưới đây là danh sách 10 món ăn có thể trở thành “thủ phạm” gây ung thư dạ dày cho trẻ.
Hiện nay, độ tuổi bệnh nhân mắc ung thư đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt số lượng trẻ em mắc bệnh đang ngày càng tăng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nguồn thực phẩm đang được đưa vào cơ thể của trẻ mỗi ngày. Các món ăn vặt không chỉ khiến trẻ béo phì mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh ung thư dạ dày. Thậm chí có những bệnh nhân mắc UT dạ dày khi chỉ mới lên 5 tuổi.
Theo các chuyên gia về ung bướu, hầu hết trẻ em mắc các bệnh lý về dạ dày đều có điểm chung là không chú trọng bữa ăn chính, thích ăn đồ ăn vặt, nhất là các đồ ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp.
Thực phẩm công nghiệp chứa các chất phụ gia – mối nguy hiểm đối với hệ tiêu hóa của trẻ
Hầu hết trẻ em đều không biết đến mối nguy hại của các loại thực phẩm công nghiệp chế biến thành món ăn vặt. Nhưng các bậc phụ huynh phải nên biết rõ điều này. Đa phần các đồ ăn vặt đều chứa ít nhiều các chất phụ gia, nếu ăn thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây hại đến sức khỏe, quá trình phát triển của trẻ.
Trong các loại bánh này thường chứa các loại dầu hydro hóa (axít béo chuyển hóa thành, có chứa chất gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch.
Hàm lượng ngọt cao, chất bảo quản, chất làm nở bột, chất nhũ hóa, hương vị, màu sắc, chất tạo đặc, chất chống oxy hóa,... Đây là món thực phẩm hỗn hợp nhiều chất phụ gia, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trong thành phần của mỗi gói mì ăn liền có tới 25 loại phụ gia thực phẩm, phổ biến nhất là màu caramel, axit citric, sodium glutamate,... và các phụ gia khác. Nếu trẻ em ăn mì trong thời gian dài, chất axit citric có thể gây suy giảm canxi trong máu, gây nên bệnh canxi máu thấp. Ngoài ra, các phụ gia trong mì còn gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ.
Trong xúc xích có chứa các chất phụ gia như sodium nitrite, kali sorbate. Trong đó chất natri nitrit có thể tạo ra chất nitrosamine gây bệnh ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
Trong đồ ăn này thường có chứa các chất phụ gia nhưu axit citric, natri benzoat, kali sorbat,... Trong đó, Sodium benzoat là chất có khả năng gây phá hủy vitamin B1 đồng thời gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của trẻ.
Thạch chứa các thành phần hóa học như Sorbate kali, axit citric, và phổ biến nhất là chất carrageenan. Hấp thu quá nhiều chất kali sorbate vào cơ thể có thể gây phản ứng dị ứng và ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi.
Kem chứa nhiều hương vị nhân tạo, bột màu, chất làm đặc, và phụ gia tổng hợp khác. Trong số các phụ gia này, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhiều nhất chính là chất tạo màu nhân tạo.
Theo chuẩn mực sản xuất an toàn, các chất phẩm màu hóa học dùng để tạo màu cho kem là những chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Phụ gia có trong bánh quy bao gồm axit citric, sorbitol, natri pyrosulfite. Đưa vào cơ thể một lượng lớn natri metabisulfit có thể gây tổn hại đến tế bào và độc tính sinh học.
Trà sữa là một trong những món quà vặt mà rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa thích hiện nay. Các bạn trẻ không nhận thức được rằng trong trà sữa có chứa rất nhiều chất phụ gia độc hại cho cơ thể như kali sorbat, natri hexametaphosphate,... Khi ăn quá nhiều đồ ăn này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa canxi dư thừa đồng thời gây ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, đại tràng,...
Trong kẹo cao su có chứa chất aspartame, acid citric, sorbitol, và các phụ gia khác. Ăn kẹo cao su nhiều và thường xuyên có thể gây nên bệnh tiêu chảy.
Đây là món ăn yêu thích phổ biến của hầu hết trẻ em. Trong bim bim có chứa các chất phụ gia như sodium glutamate, dinatri guanylat. Cả hai chất này đều được khuyến cáo không được cho vào thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xem thêm: