U nang buồng trứng xoắn là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh u nang buồng trứng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nó có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Đó là một biến chứng của bệnh u nang buồng trứng, thường xảy ra ở các khối u có cuống dài, trọng lượng vừa phải và có đường kính 8-10 cm. Cuống của u nang là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng.
Hình ảnh u nang buồng trứng xoắn
Nếu khối u bị xoắn nhẹ thì có thể trở lại vị trí cũ, khi đó bệnh nhân sẽ đỡ đau hoặc hết đau. Nhưng khi bị xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Đồng thời, do các mạch máu bị tắc nghẽn, máu không thể tới nuôi dưỡng, máu bẩn ngưng đọng khiến khối u ngày càng phát triển to hơn, gây nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây mất máu, nhiễm trùng, viêm phúc mạc…, có thể đe dọa đến tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
Chưa có kết luận khẳng định chính xác nguyên nhân gây xoắn buồng trứng, tuy nhiên có nhiều nhận định cho rằng: do u nang không bám dính với tạng xung quanh, có tính di động cao nên dễ bị xoay chuyển và xoắn lại khi chạy nhảy, đi tàu xe hoặc vận động mạnh; hoặc ở 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc do sau sinh tử cung thu hồi làm ổ bụng trống khiến khối u dễ dàng di chuyển hơn và gây xoắn. Do đó, cuống của khối u càng dài không bám dính với các tổ chức xung quanh thì nguy cơ khối u bị xoắn càng cao khi bệnh nhân di chuyển hay thay đổi tư thế.
Thông thường, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng đột ngột và dữ dội, thường đau theo từng cơn, cơn đau xuất hiện khắp bụng có thể tập trung nhiều nhất ở hố chậu phía bên buồng trứng bị xoắn.
Một trong những triệu chứng u nang buồng trứng xoắn đó là bệnh nhân bị đau bụng đột ngột và dữ dội
Ngoài ra, bệnh nhân còn có một số biểu hiện như buồn nôn, nôn, choáng váng, vã mồ hôi, sắc mặt tái đi, bụng có thể bị chướng, khi ấn vào vùng hạ vị thấy đau,…
Nếu khối u quá to gây chèn ép các cơ quan ở vùng ổ bụng thì khi khối u bị xoắn, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó (bàng quang bị chèn ép), táo bón (trực tràng bị chèn ép), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch),…
Khi phát hiện u nang buồng trứng có cuống và phụ nữ không còn nguyện vọng sinh đẻ thì nên cắt bỏ bên buồng trứng có u nang, bên còn lại vẫn hoạt động bình thường và đảm bảo chức năng sinh sản.
Khi u nang buồng trứng bị xoắn, phẫu thuật là biện pháp điều trị cần thiết và cần tiến hành ngay
Nếu phát hiện sớm, khi chỉ mới xoắn khối u nang mà chưa gây vỡ nang, quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn. Bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nếu có hiện tượng xoắn buồng trứng kèm theo thì phải tiến hành tháo xoắn để tiên lượng nên bảo tồn hay cắt bỏ cả buồng trứng bị hoại tử.
Nếu bệnh nhân phải mổ cấp cứu khi đã xuất hiện biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạc thì việc điều trí rất phức tạp, thậm chí gây nguy hiểm như nhiễm khuẩn, về lâu dài có nguy cơ bị dính ruột gây tắc ruột. Nếu tình trạng xoắn buồng trứng được phát hiện muộn, khối u sẽ bị hoại tử, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.
Để phòng biến chứng u nang buồng trứng xoắn, bệnh nhân nên tích cực theo dõi và điều trị kể từ khi phát hiện có u nang, kể cả đối với những u nang nhỏ lành tính. Nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện u nang. Đồng thời nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị nhằm giúp tiêu dần u nang và ngăn ngừa nguy cơ tái phát khối u. Bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm về các loại thuốc hay sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ làm tiêu dần các khối u. Đây có thể xem là cách bổ trợ cho quá trình điều trị bằng đông y, vừa an toàn vừa góp phần làm tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm: