Ung thư bạch cầu là bệnh lý nguy hiểm đang chiếm tỷ lệ lớn ở nhiều người hiện nay. Người bệnh nên chẩn đoán, điều trị bệnh thế nào và sống được bao lâu khi bị ung thư bạch cầu? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về bệnh lý này hơn.
Bệnh ung thư bạch cầu là bệnh ung thư máu, tủy xương và hệ thống bạch huyết. Có khá nhiều dạng ung thư máu ở các độ tuổi khác nhau.
Thông thường UT bạch cầu xuất hiện trong các tế bào bạch cầu. Với một người bình thường, các tế bào bạch cầu sẽ phát triển, phân chia một cách có trật tự. Tuy nhiên với những người bị UT bạch cầu thì những tế bào này phân chia và phát triển bất thường.
Lúc này tủy xương của bệnh nhân sẽ xuất hiện một lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường, hoạt động không đúng với chức năng của nó. Tùy vào từng loại UT bạch cầu khác nhau để có cách điều trị bệnh khác nhau.
>> Hóa trị ung thư máu có điều trị khỏi bệnh không? Tác dụng phụ thế nào?
Mỗi một bệnh nhân bị ung thư máu sẽ có nhiều biểu hiện tương đương. Một số triệu chứng bệnh cơ bản mà người bệnh cần nắm vững để có thể có được cách phát hiện bệnh sớm:
Xuất hiện hiện tượng sốt hoặc ớn lạnh.
Người bệnh mệt mỏi, yếu dai dẳng.
Thường xuyên bị nhiễm trùng.
Người bệnh bị giảm cân mà không phát hiện ra.
Sưng hạch bạch huyết, gan hay lá lách to.
Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
Xuất hiện các điểm đỏ nhỏ trên da.
Người bệnh ra mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
Hiện tượng đau xương xuất hiện nhiều hơn.
Tuy nhiên những triệu chứng trên chỉ báo hiệu bệnh, chưa chắc bệnh nhân đã bị ung thư máu. Các triệu chứng này khá mơ hồ, không rõ ràng, cũng có thể là bệnh nhân bị cúm hoặc những bệnh lý thông thường khác.
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh ung thư bạch cầu
Khi nghi ngờ bị ung thư máu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua những phương pháp xét nghiệm khác nhau. Bao gồm:
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, huyết đồ để kiểm tra tình trạng tăng - giảm của bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu.
Chọc hút tủy xương: bao gồm một số xét nghiệm khác nhau tùy vào từng loại ung thư bạch cầu khác nhau như xét nghiệm tế bào di truyền, xét nghiệm dịch não tủy, xét nghiệm Immunophenotyping…
Chụp CT, MRI, PET-CT: giúp kiểm tra và theo dõi các biểu hiện của bệnh.
Sinh thiết hạch bạch huyết: dùng trong chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết.
Khi bị ung thư máu bệnh nhân cần điều trị gấp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Dựa trên những chẩn đoán lâm sàng trên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân và tìm ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Các phương pháp điều trị ung thư máu bao gồm:
Hóa trị: bác sĩ sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể thông qua đường uống, tiêm truyền vào tĩnh mạch. Phương pháp này tác động trực tiếp vào tế bào ung thư, khiến tế bào này teo nhỏ và dần dần biến mất.
Xạ trị: Đây là phương pháp các bác sĩ sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư một cách tốt nhất.
Liệu pháp sinh học: khi bệnh nhân bị bệnh này được các bác sĩ truyền các kháng thể đơn dòng, có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ung thư.
Cấy ghép tế bào gốc: các tế bào khỏe mạnh sẽ được truyền vào cơ thể, sử dụng tế bào gốc từ trong tủy xương và sau đó nhân chúng lên.
Ghép tủy: sử dụng tủy sống tương thích của người khác ghép vào tủy của bệnh nhân để cứu sống người bệnh.
Bệnh ung thư máu liệu có thể chữa khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau. Một số những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chữa trị và tuổi thọ của bệnh nhân ung thư bạch cầu như sau:
Tuổi tác và loại ung thư máu mắc phải: Trẻ em là đối tượng được phát hiện bệnh sớm, chữa trị thành công cao hơn so với người lớn tuổi. Nếu bị UT bạch cầu mãn tính, UT bạch cầu cấp tính thì phương pháp điều trị chính là kiểm soát triệu chứng của bệnh lý.
Thời điểm phát hiện ung thư máu: Nếu phát hiện bệnh sớm thì bệnh nhân chữa trị khỏi thành công cao, nhưng phát hiện bệnh muộn thì ung thư máu di căn vào nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ khó có thể sống sót cao.
Mức độ tổn thương của xương là bao nhiêu?
Với các phương pháp điều trị khác nhau sẽ có khả năng đáp ứng bệnh khác nhau.
Người bệnh đã từng mắc bệnh về máu hay bạch cầu hay chưa?
Người bệnh từng tiếp xúc với xạ trị, hóa trị, hóa chất độc hại hay chưa?
Số lượng tế bào máu là bao nhiêu?
Đột biến nhiễm sắc thể hay không?
Bệnh nhân có hay sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, cafe, ma túy, rượu bia… hay không?
Một trong những cách để phòng tránh, hỗ trợ loại bỏ tình trạng bệnh ung thư bạch cầu chính là sử dụng các sản phẩm bổ trợ như Fucoidan.
Sản phẩm này có chứa 1500mg tảo Fucoidan, 1000mg Beta Glucan, 500mg sâm báo hỗ trợ giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh ung thư. Đây là sản phẩm được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị ung thư máu hiệu quả nhất hiện nay.
Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh ung thư máu thì bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm nhất. Mong rằng với những chia sẻ về bệnh ung thư bạch cầu trên, mọi người sẽ biết cách phòng tránh và điều trị bệnh hợp lý nhất.