Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

So với giai đoạn 1, ung thư đại tràng giai đoạn 2 tiến triển khá nhanh và gây nên các triệu chứng rõ ràng hơn. Đây chính là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của khối u chuyển từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể chữa khỏi bệnh nếu phát hiện và điều trị kịp thời ngay trong giai đoạn này.

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 (1)

Ở giai đoạn 2, khối u phát triển khá nhanh, các triệu chứng rõ ràng hơn

Xem thêm: Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh được xác định khi các tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành ruột kết và khoang bụng nhưng chưa có hiện tượng xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Giai đoạn 2 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ như sau:

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 (2)

Giai đoạn II được chia thành các giai đoạn nhỏ

  • Giai đoạn IIA: Khối u đã xâm lấn qua các lớp cơ của thành đại tràng.
  • Giai đoạn IIB: Khối u đã xâm lấn đến lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng chưa vượt ra khỏi giới hạn đó.
  • Giai đoạn IIC: Tế bào ác tính đã có hiện tượng xâm lấn vào các mô lân cận.

Khi khối u đã tiến triển đến giai đoạn 2, các triệu chứng của bệnh cũng rõ ràng hơn. Người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bị đại tiện ra máu, cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ở giai đoạn 2, tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết đồng thời khối u cũng chưa di căn xa sang các bộ phận khác. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi bệnh và duy trì sự sống thêm nhiều năm nữa. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại tràng ở giai đoạn 2 sống trên 5 năm có thể lên tới 70% nếu điều trị kịp thời.

hotline

Cách chữa trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính được chỉ định áp dụng cho hầu hết bệnh nhân K đại tràng ở giai đoạn này. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp bổ trợ như hóa trị hoặc xạ trị để nhằm tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư còn sót lại.

Phẫu thuật

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 (3)

Phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ đoạn đại tràng có chứa ung thư

  • Phẫu thuật mổ hở: Bác sĩ sẽ tiến hành mở xương chậu hoặc ổ bụng để tiếp cận và cắt bỏ phần đại tràng có khối u. Nhược điểm của phương pháp mổ truyền thống này là có thể gây ra rủi ro như nhiễm trùng máu, mất nhiều máu, bị nhiễm trùng đường ruột,…
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phẫu thuật mổ hở truyền thống. Thông qua các đầu dò, bác sĩ có thể quan sát thấy các hình ảnh trong lòng ruột già được phản chiếu trên màn hình lớn và cắt bỏ chính xác phần đại tràng bị ung thư.

Hóa trị

Phương pháp hóa trị có thể được chỉ định điều trị trước hoặc sau phẫu thuật nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Mục đích của hóa trị trước phẫu thuật là thu nhỏ khối u, giúp dễ dàng cắt bỏ nó khi phẫu thuật. Còn đối với hóa trị sau phẫu thuật, mục đích chính là giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và hạn chế nguy cơ tái phát khối u.

Xạ trị

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 (4)

Phương pháp xạ trị điều trị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn II

Cũng giống như hóa trị, phương pháp xạ trị cũng thường được chỉ định với mục đích bổ trợ cho phẫu thuật, giúp tăng hiệu quả điều trị. Nếu khối u có kích thước lớn hay nằm ở vị trí khó tiếp cận để cắt bỏ, thì xạ trị sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u lại. Ngoài ra, nó còn được áp dụng sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ khối u tái phát trở lại.

Bệnh nhân cần lưu ý, dù ung thư trực tràng đã được điều trị khỏi nhưng nó vẫn hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Do đó sau điều trị, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thể trạng sức khỏe, và quan trọng nhất là giúp phát hiện sớm nguy cơ tái phát khối u (nếu có).

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 và giảm thiểu nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chú ý nên ăn gì và kiêng ăn gì. Bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm từ thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y, giảm thiểu sự hình thành và tái phát khối u, giúp bệnh nhân ăn, ngủ tốt hơn,…

Xem thêm:

>>> Ung thư đại tràng có lây không

>>> Bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop