Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Cách nhận biết u hạch lành tính hay ác tính?

Trong cơ thể con người, ngoài hệ tuần hoàn động - tĩnh mạch, còn có hệ thống tuần hoàn bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết (thường gọi tắt là hạch).

Cách nhận biết u hạch lành tính hay ác tính? 1

Các hạch là một thành phần của hệ tạo huyết, có hai chức năng chính:

  • Trực tiếp giam giữ và tiêu diệt vi trùng, virus, các tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
  • Gián tiếp tiêu diệt vi trùng, virus, các tế bào lạ và tạo ra quá trình miễn dịch cho cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể.

Cách nhận biết u hạch lành tính hay ác tính? 2

Hạch được phân bố gần như khắp cơ thể, từ trong các phủ tạng, ổ bụng cho đến các phần mềm dưới da. Khi các hạch nằm nông dưới da to ra, chúng ta có thể sờ nắn được vì hạch thường có hình dạng tròn như hòn bi hoặc dẹt như hạt đậu. Thông thường, các hạch vùng cổ, vùng bẹn và vùng nách dễ sờ thấy hơn.

Cách nhận biết u hạch lành tính hay ác tính? 3

Hạch thường to lên do các nguyên nhân sau:

Viêm hoặc nhiễm trùng do một loại virus hay vi trùng nào đó

Hạch xuất hiện khi có tình trạng nhiễm trùng tại cơ quan lân cận, và sau đó mất đi khi ổ nhiễm trùng được giải quyết. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hạch không tiêu biến mà trở nên xơ hóa, hơi cứng hơn so với ban đầu nhưng không còn đau vì không còn triệu chứng cấp tính.

Bệnh lý ác tính (ung thư)

Nếu xảy ra trường hợp hạch tăng kích thước hoặc xuất hiện thêm nhiều hạch mới, không di động mà dính lại với nhau thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Bởi đó có thể là hạch ác tính - dấu hiệu của bệnh ung thư.

hotline
  • Ung thư hạch nguyên phát: ung thư xuất phát từ các tế bào lympho trong hạch, còn gọi là bệnh lymphoma.
  • Ung thư di căn hạch: tế bào ung thư từ cơ quan khác di chuyển đến, xâm nhập và phát triển trong hạch.

Khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào các đặc tính của các khối u hạch để dự đoán bản chất của chúng.

So sánh, phân biệt u hạch lành tính và ác tính:

  1. Kích thước khi phát hiện

  • Hạch lành tính thường có kích thước nhỏ hơn 1 cm. Trong trường hợp lao hạch, kích thước của hạch có thể lớn hơn.
  • Hạch ác tính: Hạch càng ngày càng có kích thước lớn hơn.
  1. Số lượng và vị trí của hạch

  • Hạch lành tính: Thường chỉ có vài hạch nhỏ ở một vùng cơ thể. Với bệnh nhân bị lao hạch, có thể có nhiều hạch ở cổ.
  • Càng có nhiều hạch ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể càng nghi ngờ ác tính.
  1. Ranh giới giữa khối hạch với các cấu trúc xung quanh chúng

  • Hạch lành tính: Hạch có ranh giới rất rõ ràng, di động với mô xung quanh. Bệnh nhân thường cảm nhận được hạch “chạy” dưới các ngón tay khi sờ vào.
  • Hạch ác tính: Khi còn nhỏ, ranh giới của hạch với mô xung quanh rất rõ ràng, hạch cũng rất di động. Tuy nhiên, khi hạch phát triển, ranh giới sẽ không còn rõ ràng, hạch dính cứng do chúng xâm nhiễm mô xung quanh.
  1. Mật độ hạch

  • Trong trường hợp bệnh nhân mắc u hạch lành tính, hạch thường mềm, đặc biệt trong trường hợp lao, ở cổ bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều hạch với mật độ khác nhau. Thậm chí có thể có những hạch bị hoại tử và vỡ mủ ra da.
  • U hạch ác tính thường có mật độ rất chắc, đôi khi rất cứng.
  1. Sự phát triển của khối u theo thời gian

  • U lành tính: Trừ lao, các hạch viêm hoặc nhiễm trùng không đặc hiệu thường ít khi phát triển to thêm cũng như tăng thêm về số lượng. Bệnh nhân thường phát hiện hạch đã có từ lâu và không phát triển thêm theo thời gian.
  • Ở u hạch ác tính, hạch chắn chắn sẽ phát triển thêm về cả số lượng cũng như kích thước nếu bệnh nhân không được điều trị.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng các triệu chứng đau nhức tại khối hạch và các triệu chứng toàn thân như sốt, sút cân,… không phải là tiêu chuẩn để phân biệt u hạch lành tính hay ác tính. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ là thông tin để giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bản chất của khối u hạch cũng như nguyên nhân gây nổi hạch. Do đó, khi bị nổi hạch, bệnh nhân nên đề phòng, theo dõi sát sao sự phát triển của khối hạch và mô tả đầy đủ với bác sĩ khi đi khám bệnh. Đó là điều quan trọng, cần thiết giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop