Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày

Giống như các bệnh ung thư khác, trước khi tiếp nhận điều trị người bệnh ung thư dạ dày cần giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường rèn luyện. Việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng có thể giúp quá trình điều trị bệnh ung thư hiệu quả hơn. Vậy chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày như thế nào là đúng cách ?

Bệnh ung thư dạ dày có diễn biến phức tạp, nên ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh và người nhà bệnh nhân nên chú trọng hơn nữa đến chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng hợp lý. Trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư, người nhà bệnh nhân cần lưu ý:

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày

Nếu bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày, những ngày đầu sau phẫu thuật sẽ chưa có nhu động ruột nên được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được.

Trong những ngày đầu được ăn, bệnh nhân cần:

- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng (cháo, súp, canh), sau đó có mức độ đặc dần. 

- Nhai kỹ. 

- Chia thành nhiều bữa nhỏ (5 - 6 bữa/ngày). 

- Nếu muốn ăn đồ ngọt, bệnh nhân ung thư dạ dày cần ăn thêm một số thức ăn mặn dễ tiêu hoá và khống chế tốc độ ăn. 

- Ăn xong, tốt nhất là nằm nghỉ 15 - 20 phút.

Lưu ý, bệnh nhân cần tránh:

- Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là không ăn nhiều dưa muối, cà muối.  

  • Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng). Rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.Nên chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh ung thư dạ dày để dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn 

Với những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần dựa theo tình hình sức khỏe để ăn uống phù hợp. Có thể dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, bệnh nhân nên ăn thêm các món ăn làm từ sợi như bún phở miến, cháo kê… có tính dễ tiêu và giảm đau, giảm kích ứng dạ dày; nên uống thêm các thực phẩm như sữa, trứng, cà chua, mận, trà nhân sâm… để giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, suy nhược, buồn nôn…

hotline

Với các phương pháp điều trị ung thư dạ dày khác (hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm mục tiêu…), chế độ dinh dưỡng trên cũng có thể được áp dụng. Tốt nhất, người nhà bệnh nhân cần hỏi bác sĩ điều trị trực tiếp về cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày như thế nào để đưa ra kế hoạch và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Điều chỉnh tâm lý cho bệnh nhân ung thư dạ dày là điều vô cùng quan trọng. Bởi bệnh nhân thường sẽ rơi vào tâm trạng sợ hãi, buồn phiền, hoang mang, nên thường làm cho bệnh nặng hơn. Đặc biệt là bệnh nhân ung thư dạ dày tâm lý rất nhạy cảm nên thường gặp phải các cơn đau, tâm trạng dễ mất cân bằng nên người thân cần quan tâm, động viên, chia sẻ và tâm sự với người bệnh

Theo dõi các biến chứng của bệnh ung thư dạ dày

Các phương pháp điều trị đều có thể có những tác dụng phụ, biến chứng. Điều quan trọng là người nhà bệnh nhân cần theo dõi sát sao, nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vết mổ, đầy hơi, chướng bụng… cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời phải định kỳ đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra sự tái phát hoặc di căn của ung thư.

Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân theo dõi sức khỏe cẩn thận, khám thể chất và xem xét các triệu chứng 3 - 6 tháng/lần trong những năm đầu tiên, sau đó ít nhất 1 năm/lần. Đồng thời cũng nên làm các xét nghiệm. Bệnh nhân không cần chụp cắt lớp thường xuyên mỗi lần đến khám, nhưng nên chụp nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ.

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop