Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bệnh U tuyến giáp có di truyền không?

U tuyến giáp là căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá lo lắng, không biết căn bệnh u tuyến giáp có di truyền không để có thể phòng bệnh và chữa trị tốt hơn. Để có câu trả lời thỏa đáng nhất, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. U tuyến giáp có di truyền không?

U tuyến giáp là căn bệnh có yếu tố di truyền. Đối với những người có mối quan hệ ruột thịt với những người từng bị u tuyến giáp, ví dụ như có bố mẹ ruột, ông bà... từng mắc bệnh, nguy cơ mắc u tuyến giáp sẽ tăng lên đáng kể so với những người khác. 

Tuy đa phần các khối u tuyến giáp được phát hiện đều là lành tính, nhưng cũng có một phần nhỏ là u ác tính và có thể tước đi sinh mạng của người bệnh nếu không được điều trị. Ước tính có khoảng 5% tổng số ca phát hiện u tuyến giáp rơi vào dạng ác tính. Theo các chuyên gia nhận định, các khối u tuyến giáp lành tính thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào quá đặc biệt. 

Đối với những người có người thân từng bị u tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp, việc thăm khám định kỳ để kiểm tra là khá cần thiết. Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh u tuyến giáp cũng cần đi khám và kiểm tra thường xuyên (làm việc ở môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, có tiếp xúc với chất phóng xạ, có tiền sử bị bệnh tuyến giáp…). 

hotline

U tuyến giáp ác tính ở giai đoạn đầu không có biểu hiện nào rõ ràng. Do đó, bạn không nên đợi tới lúc có triệu chứng rõ mới đi kiểm tra vì khi này ung thư đã phát triển nặng và khó điều trị. 

Trong trường hợp thấy các dấu hiệu thay đổi sức khỏe đáng nghi, bạn cũng cần đi khám sức khỏe sớm. 

  • Nổi u cục ở cổ
  • Các hạch cổ nổi lên
  • Thường xuyên bị ho, viêm họng, khó nuốt, nghẹn...
  • Giảm cân nhanh đột ngột không rõ nguyên nhân là gì
  • Tim đập nhanh
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Nhạy cảm hoặc khó ngủ

2. Thông tin về gen quy định u tuyến giáp

U tuyến giáp có tính di truyền do việc hình thành khối u có liên quan tới một số gen nhất định trong cơ thể. 

2.1. Gen BRAF

Gen BRAF được coi là một gen tiền ung thư. Gen này mã hóa cho protein B-raf ở người. Những người mang gen này có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người không mang gen. ác đột biến của gen này có thể gây ra bệnh cho người khác theo hai cách sau. Một là di truyền gây ra bệnh dị tật bẩm sinh. Thứ hai chính là xuất hiện trong quá trình sinh thường và gây nên bệnh ung thư giống như một gen ung thư thực sự. 

Thông qua các kỹ thuật y khoa hiện đại ngày nay,  các bác sĩ có thể khám và xác định xem các gen này có tồn tại trong cơ thể người hay không, từ đó mà đi đến kết luận người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh hay không. 

 

2.2. Quy trình xét nghiệm gen 

 

Ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh vì yếu tố di truyền của ung thư tuyến giáp, người bệnh nên nhanh chóng tham gia xét nghiệm gen để xác định bệnh. Một quy trình xét nghiệm sẽ diễn ra theo các bước sau:

 

  • Bước 1: Người mắc bệnh thông qua các trang thông tin chính thống về bệnh u tuyến giáp để đọc và tìm về căn bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của nó đến bản thân. Bạn cũng có thể tham khảo những tư vấn của bác sĩ để có thể bắt đầu vào chữa trị tốt hơn.
  • Bước 2: Lên lịch và theo dõi, xác định thời gian thích hợp tiến hành xét nghiệm
  • Bước 3: Đăng ký xét nghiệm sau khi được nghe từ vấn từ bác sĩ
  • Bước 4: Lấy mẫu xét nghiệm tại trung tâm sức khỏe hoặc bệnh viện. Đó có thể là niêm mạc miệng hoặc mẫu máu.
  • Bước 5: Nhận kết quả và nghe tư vấn của bác sĩ về kết quả đó.

 

Các bước xét nghiệm gen này đều được thực hiện nhanh chóng và không tốn quá nhiều thời gian. Chúng cũng không quá tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia xét nghiệm. Do đó, nếu bạn đang nằm trong diện có thể bị di truyền bệnh u tuyến giáp hãy đặt ngay một cuộc hẹn với bác sĩ để được xét nghiệm gen nhé.

 

2.3.  Những cơ sở xét nghiệm gen

 

Dựa vào những yếu tố nào để quyết định bản thân có cần xét nghiệm gen hay không? Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây: 

 

  • Trong gia đình có người có tiền sử bệnh sử bệnh từ 3 người trở lên ở các dạng bệnh giống hoặc gần giống nhau
  • Một người thân trong gia đình mắc bệnh từ 2 loại bệnh u thu trở lên
  • Có hai người thân trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ khi còn nhỏ
  • Người thân trong gia đình bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nguy hiểm hoặc hiếm gặp hiện nay.

 

Những cơ sở xét nghiệm gen trên đây là tiền đề tốt để bạn nhìn nhận lại toàn bộ hoàn cảnh và quyết định có nên đi xét nghiệm ngay hay không. Hiện tại các cơ sở xét nghiệm gen bạn có thể tham khảo là: Trung tâm xét nghiệm ADN - GENTIS, Viện sinh học phân tử Loci, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Bionet Việt Nam, Viện Pháp y Quốc gia, Trung tâm giám định sinh học Viện khoa học hình sự - Bộ công an…

 

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho bạn với câu hỏi bệnh u tuyến giáp có di truyền không. Hy vọng với những gợi ý này có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và từ đó nhanh chóng chữa trị hết bệnh nhờ phát hiện sớm. 



 

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop