Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Bướu cổ có vôi hóa và những điều cần biết

Vôi hoá là tình trạng có thể xảy ra ở rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt thường phổ biến ở tuyến giáp. Nguyên nhân và cách điều trị bướu cổ có vôi hóa hiệu quả, hãy tham khảo ngay trong bài viết đây nhé. 

1. Tìm hiểu về bệnh bướu cổ có vôi hóa

Sự vôi hóa tuyến giáp là sự hình thành canxi có thể dẫn đến sự phát triển của các nốt trong tuyến giáp. Sự mất cân bằng hóc môn dẫn đến nốt có thể do thiếu chất iốt làm cho tuyến giáp hoạt quá năng suất hoặc hoạt động kém.  

Khi nhân giáp bị tổn thương sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp và đa số không gây triệu chứng gì. Bướu cổ có vôi hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời, độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là từ 36 - 55 tuổi.


Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp nhiều hơn nam giới 

Bướu cổ có vôi hóa được chia làm 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Bệnh nhân bị vôi hóa tuyến giáp không phải lúc nào cũng nhận thấy các triệu chứng ngay.

2. Nguyên nhân bướu cổ có vôi hóa

  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn chuyển hoá canxi: Tuyến giáp sử dụng iod được hấp thụ từ thức ăn để tạo ra hormon T3 và T4  kết hợp với hormon calcitonin điều chỉnh lượng canxi trong máu. Ba hóc môn này có vấn đề sẽ dẫn đến sự tích tụ và rối loạn chuyển hoá canxi. 
  • Di truyền: Những bệnh nhân có cha mẹ hoặc người thân cận huyết trong gia đình có tiền sử vôi hoá tuyến giáp thì cũng có nguy cơ mắc bệnh này khá cao. 
  • Bệnh tự miễn ảnh hưởng đến xương và mô liên kết
  • Viêm mãn tính

3. Bị bướu cổ có vôi hóa có nguy hiểm không?

Thông thường, những nốt tuyến giáp sẽ không gây bất kỳ một triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có một số thay đổi về mặt nội tiết do tuyến giáp có thể tiết ra hóc môn và có thể tạo ra sự thay đổi. Thường gặp nhất là hội chứng cường giáp basedow nhận biết qua dấu hiệu sụt cân, hồi hộp, tim đập nhanh...

Bướu cổ có vôi hóa lành tính cần được theo dõi thường xuyên mỗi 6-12 tháng bằng siêu âm và khám lâm sàng hàng năm. Trường hợp, bác sĩ nghi ngờ u ác tính sẽ tiến hành xét nghiệm FT4, TSH và chọc hút tế bào tuyến giáp nếu cần. Sau điều trị, bệnh nhân cũng cần được theo dõi tiến triển và tình trạng tái phát của bệnh để đánh giá tình trạng suy giáp

hotline

4. Cách xử lý bướu cổ có vôi hóa

  • Với những bướu cổ có vôi hóa nhỏ li ti thường bác sĩ sẽ khuyên nên điều chỉnh lại chế độ ăn để hạn chế tình trạng bướu cổ thiếu iod và cung cấp đủ chất iod như bổ sung iod vào chế độ ăn, cá biển, hải tảo....và theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Đối với những hạt, theo thời gian sẽ lớn dần lên gây mất thẩm mỹ hoặc để hạt to quá, khi nuốt, thở sẽ bị vướng, có thể phải mổ. Phẫu thuật cắt bỏ cũng có thể là cần thiết với các khối u lành tính làm suy yếu khả năng hô hấp hoặc nuốt của bệnh nhân.

Bướu cổ có vôi hóa không phải là một tình trạng xảy ra phổ biến. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi tác đóng vai trò trong sự vôi hóa tuyến giáp. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. 

 

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop