Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ bướu cổ
Một số chất hòa tan trong nước: Trong nguồn nước ở một số nơi vùng núi có nhiều canxi, magie, fluo…, làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoocmon tuyến giáp và gây bướu cổ
Một số loại thuốc như thiocyanad, thionamid...có thể gây ức chế tập trug i ốt và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp
Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn hormone tuyến giáp bẩm sinh
Bệnh mãn tính: các bệnh viêm đại tràng, bệnh thận mạn tính gây rối loạn hấp thu và thải trừ iot
Độ tuổi: trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này nhu cầu hormone tuyến giáp ở ngoại vi rất cao
Giới tính: Bướu cổ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, nhất là ở độ tuổi dậy, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hormone tuyến giáp tăng và estrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp
Bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ, nhưng bướu giáp kích thước lớn có thể làm mất thẩm mỹ, khó thở hoặc khó nuốt, gây ho, khàn tiếng… Ngoài ra, bướu giáp có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim… (do cường giáp). Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên thì nên đến các cơ sở y tế để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, triệt để.