Tổng đài tư vấn
0975087770

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng

Trải qua ca phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ trực tràng, sử dụng hậu môn nhân tạo, 12 đợt hóa trị trong vòng 6 tháng, tắc ruột 20 ngày liền, tràn dịch màng phổi phải cấp cứu thở oxy, tưởng không thể nào qua khỏi, thì lúc này, nỗi buồn đã để lại phía sau.

Từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh biên giới, cùng đồng đội bảo vệ từng tấc đất của quê hương, đã tôi luyện nên bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong ông Hoàng Văn Hốt, giúp ông một lần nữa lập nên chiến tích lớn - vượt lên chính mình, chiến thắng căn bệnh ung thư trực tràng quái ác, như cách mà ông cùng đồng đội đã chiến thắng kẻ địch nơi chiến trường năm xưa.

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng 1

Ông Hốt vui mừng chia sẻ niềm vui sau hành trình chiến thắng ung thư trực tràng tái phát

Cuộc sống gia đình đang êm ấm, hạnh phúc thì vào năm 2014, ông Hốt phải đối mặt với căn bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 4. Ban đầu, chỉ nghĩ mình bị đau trực tràng thông thường, ông kể:

“Đau như kiểu đau đại tràng. Ở đây đi khám thì cứ bảo bị đại tràng mãn. Nhưng mà cuối cùng hóa ra là ung thư trực tràng.”

Năm 2014, khi phát hiện bệnh, ông được chỉ định mổ cấp cứu, sau đó truyền 12 đợt hóa chất trong vòng 6 tháng tại Bệnh viện K3 Tân Triều. Sau điều trị, sức khỏe ông Hốt ổn định. Nhưng đến tháng 11/2016, khi những cơn đau thắt bụng và triệu chứng tắc ruột xuất hiện, cũng là lúc ông phải đối diện với “bản án” ung thư trực tràng tái phát. Nhớ lại quãng thời gian ấy, vợ con ông Hốt chia sẻ:

“Tháng 11/2016 thì bệnh K trực tràng của bác trai tái phát, tắc ruột trong mười mấy ngày không tiêu được, thế là bác đau bụng, phải cấp cứu ở bệnh viện Tỉnh. Các bác sĩ kết luận là K trực tràng tái phát.” – Bà Lý Thị Duyến (vợ ông Hốt) nhớ lại.

hotline

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng 5

“Ông tắc ruột được hơn 10 ngày thì đi bệnh viện, phải chuyền, không được ăn uống gì hết. Chuyền được 10 ngày thì tiêu (tiêu hóa) được. Tiêu được nhưng mà lại bị tràn dịch màng phổi, phải thở oxy. Sau khi cấp cứu thở oxy thì họ lại chuyển sang khoa Nội, lúc đó đang điều trị ở khoa Ngoại. Chuyền được 10 ngày thì tiêu được. Ở nhà đã không tiêu 10 ngày rồi, đi xuống bệnh viện là 10 ngày nữa. Chuyền ngày 8 lọ thì ông đi được nhưng sau đó ông lại bị co giật, giật ầm ầm đùng đùng, sùi bọt mép, thì chuyển sang khoa Nội. Sang khoa Nội thì bác sĩ bảo nghi di căn lên phổi. Sang khoa Nội được 3 hôm thì bọn em xin ra viện để xuống dưới Hà Nội kiểm tra vì không yên tâm. Cho ông nằm ở đấy suốt, lúc vào viện còn thấy khỏe, càng điều trị thì càng thấy yếu.” – Chị Hoàng Hải Yến (con gái ông Hốt) chia sẻ.

Sau gần 20 ngày điều trị ở bệnh viện Đa khoa Cao Bằng, những cơn đau hành hạ khiến cơ thể ông Hốt ngày càng yếu đi. Cả gia đình lo lắng và quyết định xin chuyển ông xuống bệnh viện K3 Tân Triều.

“Khi chuyển ông xuống K3 thì các bác sĩ ở đấy cũng chẩn đoán là nghi di căn phổi. Sau khi xét nghiệm, chụp cắt lớp xong, các bác sĩ kết luận là phổi có chấm mờ và ổ bụng có tổn thương. Bác sĩ kê cho 2 đơn thuốc, là thuốc Đông y sắc theo dây chuyền của Trung Quốc, lấy về cho ông uống. Ông uống vào thì ông bảo không ăn cơm được.”

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng 3

Kết quả chụp cắt lớp (CT) lồng ngưc tại BV K3 Tân Triều

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng 5

Kết quả siêu âm ổ bụng tại BV K3 Tân Triều

Xuất viện về nhà, triệu chứng tắc ruột lại tiếp tục tái phát, một lần nữa ông lại phải nhập viện cấp cứu ở Đa khoa Cao Bằng. Bệnh viện là nhà, những bữa cơm chính là những chai nước chuyền, cả gia đình vô cùng lo lắng. Nhưng rồi niềm hy vọng lại đến với gia đình ông.

“Từ Hà Nội về ông lại bị tắc ruột tiếp, tiếp tục 10 ngày tắc ruột tiếp, không đi được, nên lại xuống bệnh viện Đa khoa Tỉnh nằm điều trị lần 2 thì em mới biết đến Ancan và cho ông uống. Điều trị được 8 ngày thì uống Ancan, xong ông đi được, khỏe. Sau đó hết liều thuốc thì họ cũng cho ra viện. Từ đấy về là em cứ duy trì cho ông dùng Ancan suốt thì thấy ông khỏe ra.”

Sau 3 ngày uống Ancan, tiêu hóa bình thường trở lại, các cơn đau bụng giảm dần và không còn, sức khỏe ông Hốt dần ổn định và ngày một khả quan. Ông Hốt nhớ lại:

“Lúc ở bệnh viện, các bác sĩ phải tiêm thuốc giảm đau. Từ hôm uống Ancan vào thì đỡ hẳn dần dần đi. Cả nhà bảo thì thôi, ông đỡ phải đi viện. Từ lúc ra viện đến giờ uống Ancan suốt, và không thấy đau mấy. 3 giờ đêm uống một lần, 9 giờ sáng uống một lần. Lúc chưa uống Ancan thì không ăn được cơm, ăn cháo nhưng chỉ ít thôi. Bây giờ thì tiêu hóa đều, ăn được, ngủ được, tăng cân, mỗi tháng lên được 1kg.

Là người luôn có mặt bên cạnh chồng, không giấu nổi niềm hạnh phúc của mình, bà Duyến tâm sự:

“Hồi đó bác vừa điều trị ở khoa Ngoại của bệnh viện Tỉnh, vừa uống Ancan. Thế từ đấy về, uống Ancan thì thấy bác khỏe dần, dần dần không thấy đau bụng nữa. Lúc mới về còn thấy đau râm râm nhưng mà bây giờ ít đau rồi, không thấy đau nữa. Cứ uống vào là thấy sức khỏe tốt lên. Lúc đầu về thì thấy đen đi, gầy đen. Dần dần, bác ở nhà theo dõi biết mà, thấy người trắng ra, mà thấy ăn cơm được, ngủ được, tiêu hóa cũng tốt, đều đặn.”

Câu chuyện về người cựu chiến binh chiến thắng ung thư trực tràng 2

Ông Hoàng Văn Hốt và vợ - bà Lý Thị Duyến

Lấy chồng xa nhà, trước đây, mỗi lần cơn đau của bố tái phát, sau những giờ giảng trên lớp, chị Yến lại phải chạy đôn chạy đáo về nhà. Nhưng giờ đây, chị đã có thể yên tâm và tập trung hơn cho công việc.

“Khi mà qua dùng Ancan thì thấy sức khỏe của ông khá hơn nhiều, tiến triển hơn nhiều, các con cũng rất là mừng, yên tâm công tác hơn. Không thì như lúc trước mấy ngày ông lại kêu đau, các con ở xa không yên tâm công tác, cứ phải lên lên xuống xuống. Từ cuối tháng 12, từ ngày ông ra viện đến giờ, dùng Ancan thì không thấy ông kêu đau bụng nữa, và các con thì yên tâm hơn.”

40 năm trước, người lính biên phòng Hoàng Văn Hốt trải qua biết bao gian khổ cùng những trận đánh ác liệt đối diện với quân thù vẫn không hề nao núng. 40 năm sau, căn bệnh ung thư như lại cố ý thử thách sức chịu đựng và lòng can đảm của người lính ấy một lần nữa, để rồi dù khó khăn, vất vả nhưng nghị lực của người lính đã giúp ông bền tâm, vững chí vượt lên tất cả. Nhiều người nghĩ đó như một phép màu, phép màu đến từ lòng dũng cảm.

Xem thêm: Video về câu chuyện Cựu chiến binh Hoàng Văn Hốt vượt qua bệnh ung thư trực tràng tái phát

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop