Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Kiến thức chung về căn bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng xảy ra do tình trạng hormone giáp hoạt động và tiết ra quá nhiều dẫn đến cơ thể bị dư thừa. Bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh – cơ, loãng xương, tim mạch,...

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp hay có tên gọi khác là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả hormon giáp T4 và hoặc T3 sản xuất nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới nồng độ hormone trong máu tăng cao gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.

Đây là loại bệnh xuất hiện khá phổ biến chiếm tới 45,8% các bệnh nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa trong các bệnh lí về tuyến giáp. Cường giáp có thể bị ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở nữ giới (tỉ lệ 8 nữ : 1 nam) trong độ tuổi từ 20 – 40.

Bệnh cường giáp là gìBệnh cường giáp là gì

2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

  • Nguyên nhân chủ yếu là do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất ra quá nhiều hormon tuyến giáp.
  • Do uống quá nhiều hormon gây ra hiện tượng tăng hấp thu quá mức hooc môn tuyến giáp. (tình trạng này thường xảy ra ở những người lạm dụng thuốc giảm cân).
  • Do viêm tuyến giáp: Có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm virus (viêm giáp bán cấp), gây ra triệu chứng sốt và đau họng , khó nuốt. Hiện tượng viêm vô tình gây ra những kẽ hở làm cho lượng hormon giáp vào máu gia tăng gây nên bệnh này.
  • Hàm lượng iot quá cao: tuyến giáp sử dụng iot để tạo kích thích tố tuyến giáp. Phần vượt mức iôt có thể gây cường giáp.
  • Tiết TSH bất thường: Một khối u tuyến yên có thể gây nên tăng tiết TSH (hormon kích thích tuyến giáp). Ðiều này có thể làm tăng các tín hiệu đến tuyến giáp, kích thích tuyến giáp sản xuất dư thừa hormon giáp.
  • Do u tuyến giáp và bướu cổ.

Hàm lượng iot quá caoHàm lượng iot quá cao

3. Các biểu hiện bệnh cường giáp

  • Rối loạn tuyến giáp trạng: Biểu hiện rõ nhất là sút cân nhanh chóng, có thể sụt 3-4 kg/ tuần trong khi cơ thể người bệnh vẫn ăn uống bình thường. Nhịp tim đập nhanh trên 100 nhịp /phút.
  • Rối loạn tuyến yên: Triệu chứng đầu tiên là mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều rõ rệt ở cả hai bên, khi người bệnh nhìn xuống, mi mắt trên không che kín tròng trắng để lâu có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều, độ run nhẹ, mức độ run tăng lên mỗi khi bị xúc động, sợ hãi. Thay đổi tính tình: dễ xúc cảm, khó ngủ, rối loạn tính tình, rối loạn kinh nguyệt, tuyến giáp trạng to.

Đa số các triệu chứng của bệnh nhân tiến triển chậm ở nhiều mức độ khác nhau:

hotline
  • Mức độ nhẹ: Những biểu hiện ban đầu ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân thường cảm thấy cơ thể bứt rứt, dễ nóng nảy, mệt mỏi, hay hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, sụt cân trầm trọng,...
  • Mức độ nặng: Có tất cả các biểu hiện ở mức độ nhẹ tuy nhiên ở giai đoạn nặng hơn thì kèm theo sốt nhẹ, da nóng, vã mồ hôi nhiều, mau đói, ăn nhiều, namgiới có thể bị liệt dương, nữ giới tắt kinh, sút cân nhiều hơn, mặt đỏ ửng, ngón tay run, tuyến giáp to, mắt lồi, lưỡi ít rêu hoặc rêu vàng mỏng,…
  • Mức độ nguy hiểm: Lúc này bệnh nhân thường bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, nôn, tiêu chảy, tinh thần hoảng loạn, hay nói sảng, sắc mặt nhợt nhạt mệt mỏi, chân tay lạnh, huyết áp hạ, vàng da,…
  • Biến chứng của bệnh cường giáp

           Gây ra hiện tượng đau tức ngực, khó thở, vùng trước tim nhói, đau.

            Người mệt mỏi, cơ bắp yếu không còn sức lực, đi lại khó khăn nhất là khi leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống.

            Suy tim: nhịp tim nhanh, kịch phát. Sau đó loạn nhịp tim hoàn toàn rồi to tim toàn bộ.

            Suy mòn: nhiều trường hợp cơ thể gầy mòn dần, sức khỏe suy kiệt dẫn đến tử vong.

4. Cách điều trị bệnh cường giáp

a. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp. Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất 2 hormone T3, T4 và khi tuyến này sản sinh quá nhiều hormone sẽ dẫn tới cường giáp. Khi bệnh nhân sửu dụng loại thuốc này sẽ ngăn chặn được tình trạng sản xuất hormone dư thừa.

Hiện nay có 2 loại thuốc kháng giáp thường được dùng phổ biến, bao gồm PTU và một số hoạt chất khác. Khi uống các loại thuốc này có thể mất một vài tháng để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Một số người bệnh cần phải dùng thuốc này hơn một năm, nhưng liều lượng sẽ được giảm dần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

b. Điều trị iốt phóng xạ

I-ốt phóng xạ là loại thuốc được đưa vào cơ thể chỉ một thời gian và hoạt động bằng cách dần dần phá hủy tuyến giáp. Đây được coi là một phương pháp điều trị rất an toàn, không gây tổn hại đến các mô lành lân cận.

Cách này khiến tuyến giáp bị phá hủy nên không còn khả năng sản xuất hormone nữa, vì vậy đa số bệnh nhân sẽ phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp để đạt được sự cân bằng thích hợp, cần thiết cho sự trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể. I-ốt phóng xạ không thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hay các trường hợp bị cường giáp tạm thời như viêm tuyến giáp.

c. Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này có thể sử dụng cho những người không phù hợp với 2 phương pháp dùng thuốc và i ốt phóng xạ. Ưu điểm khi làm phẫu thuật là hầu hết tuyến giáp được loại bỏ. Người bệnh cường giáp sau khi phẫu thuật sẽ cần sử dụng thuốc hormone suốt đời để bổ sung cho cơ thể các hormone tuyến giáp bị mất.

Phương pháp phẫu thuậtPhương pháp phẫu thuật

d. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm hỗ trợ điều trị cường giáp

Ngoài 3 phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với thực phẩm bảo về sức khỏe Ancan chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược quý như curcumin (tinh chất nghệ vàng), xạ đen, rau má, linh chi, thông đỏ,....hỗ trợ rất tốt cho các bệnh nhân tuyến giáp. Ancan giúp tăng sức đề kháng, khử các gốc tự do, hỗ trợ giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân ô xy hóa, tăng cường chức năng gan, mật, dạ dày, tuyến giáp,...Hiện nay sản phẩm này đang được rất nhiều bệnh nhân tuyến giáp sử dụng và cho kết quả rất tốt.

>> Video chia sẻ kinh nghiệm của những bệnh nhân đã vượt qua ung thư tuyến giáp

Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop