Hải sản
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ là sự thiếu hụt lượng i-ốt cần thiết. Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp nội tiết tố giáp trạng, làm phình tuyến giáp và gây ra tình trạng bướu cổ. Bướu cổ sẽ đè nén khi quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt cho người bệnh. Vì vậy, việc cung cấp i-ốt hàng ngày cho cơ thể rất quan trọng. Hải sản là loại thực phẩm cung cấp i-ốt tự nhiên rất tuyệt vời. Các loại hải sản như tôm, cua, ngao. sò, hến,… vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon vừa là nguồn cung i-ốt dồi dào.
Cá biển
Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với bệnh nhân bướu cổ. Thiếu Vitamin A sẽ làm chức năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp bị rối loạn, về lâu dài sẽ gây ra bệnh bướu cổ. Cá biển là một trong những nguồn cung cấp vitamin A phong phú từ thiên nhiên. Thêm cá ngừ, cá hồi, cá thu,… vào thực đơn để tăng mức độ phong phú của bữa cơm gia đình đồng thời cung cấp thêm lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
Rau củ quả
Ngoài cá biển, Vitamin A còn được cung cấp thông qua các loại rau củ quả có màu vàng và xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp,… Rau củ quả luôn là nhóm thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe vì không chỉ giàu vitamin mà còn rất giàu chất xơ và ít chất béo. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin A hết sức an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Hãy chọn mua rau quả sạch, tươi ngon, ở những địa chỉ uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
Sữa chua và pho-mát
Những sản phẩm từ sữa bò như pho-mát hay sữa chua đều rất giàu protein, vitamin, canxi và i-ốt, có ích cho người bướu cổ. Không chỉ cung cấp i-ốt cho cơ thể, sữa chua còn tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, tăng vị giác, giúp bệnh nhân bướu cổ ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, khoai tây và các loại đậu như đậu xanh, đậu hà lan cũng là những nguồn i-ốt từ tự nhiên dành cho cơ thể.
Dưới đây là những loại thực phẩm người bệnh bướu cổ cần hạn chế
Rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, cải, bắp cải có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sinh ra isothiocyanates. Isothiocyanates lấy đi i-ốt mà tuyến giáp cần và ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Đặc biệt, trong bắp cải trắng còn chứa goitrin, một hợp chất gây bất lợi cho bệnh bướu cổ.
Nếu như bạn vẫn muốn cung cấp những loại rau này trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày thì bạn có thể lựa chọn cách thái nhỏ các loại rau kết hợp ngâm rửa kỹ. Khi đó isothiocyanates sẽ bị mất đi 75% và khi luộc sẽ mất đi 95%, goitrin trong bắp cải cũng sẽ bị phân hủy.
Đậu nành
Các loại đậu rất tốt cho người bị bệnh bướu cổ, trừ đậu nành. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khỏe, nhất là phụ nữ. Tuy nhiên, nó lại không hề có lợi cho bệnh bướu cổ. Đậu nành có đặc tính kháng giáp, đặc tính này sẽ tăng lên khi chế độ dinh dưỡng thiếu i-ốt. Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân bướu cổ thường xuyên sử dụng sản phẩm này. Những sản phẩm đậu nành từ đậu nành cần kiêng như đậu phụ, sữa đậu nành, bao gồm cả một số mayonnaise và món salad.
Tuy bệnh bướu cổ chủ yếu là do sự thiếu hụt i-ốt gây ra nhưng nếu bổ sung i-ốt quá nhiều, làm thừa i-ốt cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Một chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng mới là tốt nhất cho người bị bệnh.