Tổng đài tư vấn
0812 903 903

Nguyên nhân gây bệnh về tuyến giáp

Mặc dù những nguyên nhân chính xác gây ra các bệnh về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp hay ung thư tuyến giáp vẫn chưa được khoa học xác định rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng có một số yếu tố nguy cơ cao có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

U tuyến giáp sinh ra do khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân có thể mắc bệnh do nguyên nhân riêng lẻ hoặc do nhiều nguyên nhân kết hợp cùng 1 lúc. 

1. Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch

Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến u tuyến giáp. 

Hệ miễn dịch của cơ thể được ví như là một “lá chắn” bảo vệ con người khỏi các vi rút, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu cơ thể có hệ miễn dịch tốt, khả năng bị u tuyến giáp sẽ rất thấp. Nhưng ngược lại, nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, các vi rút và vi khuẩn xấu sẽ có cơ hội tốt để tấn công cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Khi tuyến giáp bị tấn công, chúng dễ dàng bị tổn thương và có thể phát sinh ra u. 

2. Thiếu iốt

Rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp trong đó có u tuyến giáp đều liên quan đến việc thiếu iốt. 

Iốt là một thành phần không thể thiếu để tạo nên hormone T3, T4, giúp tuyến giáp khỏe mạnh. Đồng thời, Iốt cũng là nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp ra các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn thiếu iốt sẽ làm đảo lộn hoạt động của tuyến giáp và dần dần tăng nguy cơ mắc bệnh u bướu.

Hiện nay, đa số những người mắc bệnh u giáp ở miền núi cao hơn so với đồng bằng và miền biển. Nguyên nhân là do điều kiện chưa phát triển, việc tuyên truyền về các loại bệnh lý còn gặp nhiều hạn chế, dẫn đến người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của việc thiếu iốt sẽ gây ra bệnh.

hotline

3. Nhiễm xạ

Việc phơi nhiễm phóng xạ không chỉ là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư não, ung thư phổi, dị tật bẩm sinh mà còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp, nhất là u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Các tế bào khỏe mạnh khi bị tác động của tia xạ sẽ bị biến đổi về cấu trúc gen, trở thành các tế bào dị biệt và sinh ra u bướu, ung thư.

Do tính chất phân rã của các đồng vị phóng xạ là khác nhau, nên sau khi nhiễm phóng xạ, bệnh u tuyến giáp có thể không xuất hiện ngay, mà xuất hiện sau đó vài tháng, vài năm thậm chí là vài chục năm. 

4. Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone

Tuổi tác và hormone cũng là hai yếu tố khiến nguy cơ mắc u tuyến giáp tăng cao. Đa phần bệnh nhân bị u tuyến giáp là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50. Tỷ lệ này cao gấp khoảng 2 - 4 lần so với đàn ông. 

Sở dĩ vậy là do phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi như mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh. Chính sự thay đổi hormone này đã kích thích hình thành u bướu ở tuyến giáp. Theo thời gian, các khối u này có thể phát triển thành ung thư.

5. Di truyền

Theo các kết quả nghiên cứu, 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình từng bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được gen nào liên quan tới căn bệnh này. Hiện nay, người ta mới chỉ xác định được một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp trong đó có u tuyến giáp là do đột biến gen.

Nhìn chung, các nhà khoa học đều đồng ý rằng, những người có người thân từng mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có quan hệ huyết thống nào với người từng bị bệnh. Bởi vậy, những đối tượng này cần đặc biệt theo dõi sức khỏe và thăm khám sàng lọc u và ung thư tuyến giáp để có thể điều trị kịp thời. 

6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Đối với bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp, các bác sĩ sẽ phải chỉ định dùng thuốc để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Việc dùng thuốc cũng giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh khả năng trị bệnh cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone trong cơ thể. 

Bệnh tuyến giáp vốn có mối liên hệ trực tiếp tới việc thay đổi hormone trong cơ thể. Do đó, khi lượng hormone bị mất cân bằng bởi thuốc, các khối u và ung thư sẽ dễ xuất hiện tại tuyến giáp hơn. Đặc biệt, các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có tác động nhiều tới nồng độ hormone T4 trong tuyến giáp, sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng sẽ khiến tuyến giáp bị suy và hình thành u giáp.

 







Bài viết liên quan

Bình luận
scrolltop