Basedow còn có rất nhiều tên gọi khác như bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh cường giáp tự miễn,...căn bệnh này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, gây ra hiện tượng lồi mắt. Đồng thời nó còn gây hại đến nhiều hệ cơ quan khác như da, tim mạch, tuần hoàn và thần kinh.
Basedow là căn bệnh cường chức năng tuyến giáp, kết hợp với phì đại bướu giáp lan toả. Những bất thường thay đổi trong cơ thể là do những biến đổi về nội tiết tố làm cho hormon giáp tiết ra quá nhiều vào trong máu gây ra bệnh này.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 40. Ở Việt Nam thường gặp nhiều nhất ở tuổi 20 – 30 (chiếm tỉ lệ cao 31,8%), nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp nhiều lần so với nam giới.
Trong bệnh Basedow, các tế bào lympho T sẽ rất nhạy cảm với các kháng nguyên nằm bên trong tuyến giáp, chúng sẽ tạo điều kiện để tế bào lympho B tổng hợp các kháng thể với các kháng nguyên. Một trong các kháng thể đó tác động vào receptor của TSH trên màng tế bào tuyến giáp, kích thích tế bào tuyến giáp phát triển và hoạt động(TSH-RAb).
Bệnh basedow
Basedow là căn bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân gây bệnh tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Yếu tố di truyền: theo thống kê có khoảng 15% người bệnh có họ hàng với nhau cùng bị bệnh và 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
- Yếu tố giới tính: Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh basedow cao gấp 5-10 lần so với nam giới.
-Độ tuổi: những người mắc bệnh chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 20-40.
-Ngoài ra còn 1 số yếu tố được cho là nguyên nhân khởi động đáp ứng miễn dịch của bệnh Basedow là:
+ Phụ nữ mang thai, đặc biệt là thời kì sau khi sinh.
+ Điều trị bằng thuốc lithium, đây được cho là thuốc làm thay đổi đáp ứng miễn dịch
+ Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
+ Ngừng điều trị corticoide
+ Do căng thẳng, mệ mỏi kéo dài
+ Do Adenoma tuyến yên tiết TSH (thyroid-stimulating hormon).
Nguyên nhân gây bệnh basedow
- Ăn uống vẫn ngon miệng tuy nhiên gặp phải tình trạng sút cân nhanh chóng từ vài kg cho đến hàng chục kg. Một số người lại tăng cân do ăn quá nhiều.
-Tính khí thay đổi, khí sắc giảm sút: thường bệnh thường có cảm giác lo âu, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng rất khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Thân nhiệt rối loạn: Trong người luôn cảm thấy nóng bừng, vã nhiều mồ hôi nhất là ở vùng ngực và bàn tay.
- Tim mạch: bệnh nhân hay lo âu hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác ngẹt thở, đau nhói tim.
- Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nát do tăng nhu động ruột, gặp ở 20% người mắc Basedow.
Triệu chứng tim-mạch
- Nhịp tim đập nhanh ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi khiến cho cơ thể cảm thấy rất khó chịu, khó thở.
- Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương không tăng.
- Các mạch máu đập mạnh: có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy các mạch máu lớn ở tay, bụng, đùi đập rất mạnh, có thể có tiếng thổi tâm thu tăng cung lượng.
Biểu hiện thần kinh-cơ
- Chân tay bệnh nhân thường bị run rẩy, ban đầu biên độ nhỏ, tần số nhanh, run tăng lên khi bị xúc động hoặc cố gắng tập trung làm việc do đó người mắc bệnh này rất khó làm được các công việc tỉ mỉ như viết chữ, may vá,...
- Tứ chi yếu nên hay mệt mỏi, đi lại khó khăn nhất là khi lên cầu thang hoặc mỗi lần đứng lên ngồi xuống đều phải vịn mới thực hiện được.
Bướu giáp
Bướu giáp là dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất, có ở khoảng 80% các bệnh nhân Basedow, thường là bướu ở cấp độ 2, lan toả, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt. Bướu giáp trong Basedow là bướu mạch nên dễ dàng sờ thấy hoặc nghe thấy tiếng thổi tâm thu hoặc thổi liên tục, tiếng thổi thường nghe rõ ở cực trên thuỳ giáp và nghe rõ hơn khi nằm. Nhiều trường hợp bướu nhỏ nên có thể chìm sâu vào trung thất.
Bệnh mắt nội tiết: Gặp ởkhoảng 40 – 60 % bệnh nhân mắc bệnh
Tổn thương thường xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có khoảng 10% người mắc chỉ bị ở 1 bên. Dấu hiệu điển hình: lồi mắt, tổn thương kết mạc, phù mi, đục giác mạc, loét giác mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, luôn cảm giác có vật cản trong mắt, giảm thị lực trầm trọng,...khiến cho khả năng nhìn của bệnh nhân kém đi rất nhiều.
Triệu chứng bệnh basedow
Bệnh da do Basedow
- Phù niêm trước xương chày: Da đột nhiên dày lên bất thường đặc biệt ở phần thấp xương chày do sự tích luỹ các chất Glycosaminoglycan, nhiều trường hợp xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và bàn chân. Da sần sùi, có màu nâu vàng hoặc tím đỏ khiến bệnh nhân tự ti vì mất thảm mĩ.
- Dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra.
Tag: basedow là bệnh gì, dấu hiệu bệnh basedow
>> Xem thêm video: Chia sẻ kinh nghiệm của những bệnh nhân đã chiến thắng ung thư tuyến giáp