Nhìn chung, phẫu thuật tuyến giáp khá an toàn và hiếm xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng có những rủi ro nhất định. Do đó, việc tìm hiểu về các biến chứng sau mổ tuyến giáp để biết cách xử trí kịp thời nếu biến chứng xảy ra là việc quan trọng mà bạn nên làm.
Phẫu thuật tuyến giáp có những rủi ro và lợi ích riêng. Rủi ro của loại phẫu thuật này thường là chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác của bệnh nhân như bệnh tim, các vấn đề hô hấp, máu khó đông…
Chảy máu là biến chứng đầu tiên có thể xảy ra sau mổ tuyến giáp. Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật tuyến giáp là một tình trạng bất thường. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra (chỉ 0,14%) nhưng lại có thể đe dọa tính mạng. Biến chứng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Thông thường tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở.
Nếu máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ. Biến chứng này chỉ xuất hiện ở khoảng 1% số ca phẫu thuật tuyến giáp và thường sẽ tự biến mất. Đôi khi bác sĩ cũng sẽ can thiệp để xử lý tình trạng này.
Có hai nguyên nhân chính gây ra các vấn đề hô hấp sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Nguyên nhân thứ nhất là do có một cục máu đông lớn chặn khí quản. Tình trạng này cần phải được can thiệp y khoa ngay. Nguyên nhân thứ hai là do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trong trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Khó thở là biến chứng sau mổ tuyến giáp rất hiếm khi xảy ra.
Trước đây, biến chứng sau mổ tuyến giáp này rất phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Hiện nay, nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này là tim đập nhanh, bồn chồn, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy và mê sảng.
Nếu làm những nghề có sử dụng giọng nói như giáo viên, tư vấn viên, MC…, tốt nhất bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi phẫu thuật. Giọng nói thay đổi không phải là một biến chứng sau mổ tuyến giáp hiếm gặp, xảy ra ở khoảng 5 – 10% số ca phẫu thuật và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%.
Nhiễm độc giáp thường xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng này thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.
Việc bảo vệ tuyến cận giáp là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong phẫu thuật tuyến giáp. Tình trạng tổn thương tạm thời khá phổ biến và tỷ lệ tổn thương vĩnh viễn là khoảng 4%. Tuyến cận giáp bị tổn thương dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, ngoài ra nó còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu nặng có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.
Nhìn chung, tuyến cận giáp có thể không hoạt động bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn sẽ được bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khoảng vài tuần sau phẫu thuật. Liều lượng bổ sung sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Lượng canxi bạn bổ sung sẽ giảm dần và sẽ ngưng khi thích hợp. Sau khi hồi phục, phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung với liều lượng nhỏ thay vì ngưng hoàn toàn (để ngăn ngừa chứng loãng xương).
Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tình trạng này chỉ là tạm thời, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhưng khá hiếm.
Nếu bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng suy giáp và cần được bổ sung hormone tuyến giáp. Nếu bạn chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ rất khó để biết được bạn sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong bao lâu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đi xét nghiệm suy giáp thường xuyên. Suy giáp có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật và cần phải được theo dõi suốt đời.
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng suy giáp bao gồm:
Đây là tình trạng có dịch lỏng tích tụ dưới bề mặt vết mổ sau phẫu thuật, gây viêm hoặc sưng. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Tỷ lệ mắc phải biến chứng sau mổ tuyến giáp này là khoảng 1/2.000. Do đó, bác sĩ ít khi cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị.