Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu cần phải kể đến. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần 1 triệu ca mắc mới bệnh, chiếm tỷ lệ 9-10% trong các loại ung thư. Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đại - trực tràng, chúng ta cần có những kiến thức chung về căn bệnh này nói riêng và ung thư nói chung để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị đúng phương pháp trong trường hợp phải đối mặt với nó.
Ung thư đại trực tràng là khối u ác tính khởi từ ruột già – phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Khối u có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng. Căn bệnh này thường âm thầm phát triển trong thời gian dài. Trên 95% các trường hợp ung thư đại trực tràng là ung thư tế bào tuyến, bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già.
Khối u có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào trên đại tràng, trực tràng
Hiện nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây nên ung thư đại - trực tràng, tuy nhiên chúng ta có thể biết được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các polyp mọc trên thành bên trong của đại tràng, trực tràng, thường gặp ở người ngoài 50 tuổi. Hầu hết các polyp là lành tính, nhưng cũng có những polyp có thể phát triển thành khối u ác tính.
Hình ảnh các polyp hình thành ở thành đại tràng
Những người có tiền sử viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn trong thời gian dài sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn những người khác.
Những người đã từng mắc ung thư đại trực tràng có thể tái phát bệnh trở lại. Ngoài ra, những phụ nữ có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung cũng sẽ có nguy cơ cao phát triển ung thư đại – trực tràng.
Nếu bạn có người thân (bố, mẹ, anh chị em) từng mắc bệnh ung thư đại tràng, trực tràng, bạn sẽ có nhiều khả năng phải đối diện với căn bệnh này cao hơn so với những người khác.
Thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu, chế độ ăn nhiều thịt đỏ hay ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rượu, bia, thuốc lá là những tác nhân trực tiếp gây nên những tổn thương về đường tiêu hóa
Ung thư đại trực tràng thường xảy ra ở những người ngoài tuổi 50. Hơn 90% số ca mắc căn bệnh này được chẩn đoán, phát hiện sau tuổi 50.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, chưa thể khẳng định nguyên nhân là do ung thư, vì các bệnh lý khác cũng có thể gây nên các triệu chứng trên. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, vì ung thư ở giai đoạn đầu thường âm thầm phát triển, không gây đau đớn, không có biểu hiện rõ ràng. Do đó khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Đây là phương pháp thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung thư đại tràng, trực tràng, nhằm cắt bỏ đoạn đại tràng hay trực tràng mang khối u. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao tương đương với phương pháp mổ hở, nhưng lại có hiệu quả vượt trội về mặt thẩm mỹ, giảm thời gian bệnh nhân phải nằm viện hồi phục sau mổ và ít phải sử dụng thuốc giảm đau.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến
Phương pháp hóa trị thường được thực hiện sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ khối u nhằm giảm nguy cơ tái phát sau mổ.
Xạ trị có hiệu quả trong điều trị ung thư trực tràng: giúp giảm kích thước khối u, giảm giai đoạn bệnh hoặc xạ trị chăm sóc giảm nhẹ.
Dù điều trị bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì chúng vẫn có những mặt hạn chế nhất định. Chẳng hạn như, sau các đợt hóa trị, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe, chán ăn, mất ngủ… Với bệnh nhân điều trị bằng phương pháp xạ trị - dùng tia X có bước sóng ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư, tuy nhiên chúng vẫn có thể không thể tiêu diệt được hoàn toàn khối u, khiến khối u vẫn tiếp tục phát triển và di căn. Ngoài ra, sau xạ trị, bệnh nhân có thể găp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, cơ thể suy yếu,…
Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của bệnh nhân, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa nguy cơ phát triển và di căn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan với thành phần từ các loại thảo dược quý như Curcumin, xạ đen, linh chi, thông đỏ,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khử các gốc tự do, giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa. Đồng thời, Ancan còn giúp bảo vệ gan, mật, dạ dày, bảo vệ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhân ăn, ngủ tốt hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan
Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ, và khám điều trị các bệnh về tiêu hóa khi hệ tiêu hóa của bạn có những dấu hiệu bất thường, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Bởi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các căn bệnh ung thư.
Bổ sung các thực phẩm trên giúp bạn tăng cường chất xơ cho cơ thể, giúp làm giảm 40% nguy cơ polyp đại tràng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả có màu xanh sẫm, màu cam, đỏ, vàng đậm để giúp bổ sung đa dạng các loại vitamin. Đặc biệt, bạn nên tìm hiểu và bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa như dây tây, cam, chanh, ớt, việt quất, chuối,… Ngoài ra, bạn nên ăn bổ sung các loại ngũ cốc nguyên chất, như các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu đen, đậu đỏ,…).
Thịt nạc là một trong những chất béo no có nguồn gốc động vật mà chúng ta thường ăn hàng ngày. Bạn nên ăn với lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều bằng cách đa dạng các món ăn mỗi ngày, bổ sung nguồn protein từ các thực phẩm khác như cá, trứng,…
Các thực phẩm khác chứa chất béo no bao gồm sữa nguyên chất, pho mát, kem, dầu dừa và dầu cọ. Đó cũng là những thực phẩm mà bạn nên hạn chế.
Những người dùng 700-800 mg canxi/ngày có nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn 40-50% so với người dùng 500 mg canxi/ngày. Nguồn thực phẩm giàu bao gồm váng sữa hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp, các sản phẩm bơ sữa khác, cải xanh và cá hồi.
Vitamin D, trợ giúp cho hấp thu canxi, cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vitamin D có trong sữa, gan, lòng đỏ trứng và cá. Ánh nắng mặt trời cũng làm biến đổi hóa chất trên da bạn thành dạng vitamin hữu ích. Nếu không uống sữa hoặc tránh ánh nắng mặt trời, bạn có thể cần bổ sung canxi.
Bổ sung vitamin B folat hoặc axit folic thích hợp giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Folat có trong các loại rau có xanh thẫm như rau bina, đậu, đậu tây và đậu xanh, một số quả và hạt, ngũ cốc…
Hạn chế uống rượu có thể giúp bạn giảm nguy cơ, ngay cả khi tiền sử gia đình ung thư đại tràng.
Thuốc lá được biết đến làm một trong những tác nhân hàng đầu gây ung thư. Do đó, nếu bạn đang có thói quen hút thuốc lá, hãy từ bỏ càng sớm càng tốt.
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, kiểm soát cân nặng sẽ giúp bạn giảm một nửa nguy cơ UT đại trực tràng.